Trong tuần, hội nghị cấp cao ASEAN 38-39 các Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các Đối tác theo hình thức trực tuyến, đã kết thúc với nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là Tuyên bố Chủ tịch tập trung vào các nỗ lực xây dựng cộng đồng, ứng phó với Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Hơn 100 văn kiện cũng đã được thông qua, ASEAN và các đối tác Australia, Trung Quốc cũng đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, cho thấy vị thế và vai trò của ASEAN ngày càng được coi trọng. Trong thành công chung của các hội nghị, Việt nam tiếp tục thể hiện vai trò của một thành viên tích cực chủ động và có trách nhiệm.
Thưa quý vị và các bạn! Gần đây tội phạm chống người thi hành công vụ có những diễn biến phức tạp cả về hành vi, tính chất, mức độ và hậu quả...Từ đầu năm đến nay gần như tháng nào cũng có vài ba vụ án chống người thi hành công vụ bị Toà án các địa phương đưa ra xét xử. Vì sao loại tội phạm chống người thi hành công vụ lại gia tăng mạnh và nghiêm trọng như vậy? Những giải pháp nào để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này?
Số lượng ngày tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp tỉnh tính bình quân trên địa bàn toàn quốc không đạt 50% theo quy định. Chủ tịch UBND 4 tỉnh, thành là Bình Dương, Đắk Nông, Thừa Thiên Huế và TPHCM không tiếp dân ngày nào trong 18 tháng. Đây là thông tin tại Hội nghị góp ý dự thảo báo cáo giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chủ tịch UBND các cấp do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức. Không tổ chức tiếp công dân trong 18 tháng đã thể hiện sự chậm trễ trong hoạt động tiếp công dân, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Vậy cần những giải pháp nào để hạn chế căn bệnh lãnh đạo "lười" tiếp dân?
Để từng bước xã hội hóa công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị , từ thành công thí điểm thực hiện Chế định Thừa phát lại tại một số địa phương, từ năm 2016 chúng ta đã triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại trong toàn để thực hiện một số dịch vụ pháp lý, trong đó có việc xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của cơ quan và cá nhân công dân nhằm giảm tai cho cơ quan thi hành án dân sự. Thực tế hoạt động của Thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án dân sự chưa hiệu quả, không đạt mục tiêu xã hội hóa lĩnh vực thi hành án dân sự như mong muốn.
Hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm gần đây đã từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định và thiết lập trật tự xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số hạn chế, như cồng kềnh, mất cân đối, không nhất quán, khó kiểm soát, khó áp dụng… Liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật, có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành địa phương cần tiếp tục có những động thái mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp:
Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập gây khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội vẫn còn tồn tại. Liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.- Hoạt động sản xuất đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp vì thế vốn đã và đang rất khó khăn do đại dịch Covid19 lại càng thêm khó khăn chồng chất. Vậy thực trạng này cần được tháo gỡ như thế nào? Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam bàn luận về câu chuyện này.
Đừng để doanh nghiệp thêm khó vì sự chồng chéo của pháp luật.- Nga – Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy hợp tác, kiểm soát bất đồng.- Bang New York, Mỹ nguy cơ thiếu nhân viên y tế vì yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc.- những người cao tuổi vừa làm kinh tế giỏi, vừa làm tốt công tác từ thiện tại
“ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
Hoạt động xây dựng pháp luật kể từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặt cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích của người dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy vậy, trong xây dựng pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: tính ổn định thấp, tần suất sửa đổi, bổ sung cao, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật, chưa phù hợp thực tiễn; chế tài xử lý vi phạm chưa phù hợp…Do đó, cần thực hiện các giải pháp đột phá để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Bất cập những quy định trong Luật Đất đai về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng - Tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân miền núi - Phá rừng phòng hộ ở Bình Định.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)