Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học từng bước hoàn thiện là hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng. Đặc biệt, có nhiều chính sách mới đã được hoạch định và thực thi như việc đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực hiện tự chủ đại học vẫn còn những khó khăn, rào cản, khoảng cách. Đây là những thách thức, đòi hỏi phải đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam.
- Tự chủ ĐH: Tại sao có độ “vênh” giữa giấy tờ và thực tế triển khai? - “Ký ức hào hùng của những nhà giáo Hà Nội tham gia chiến trường B, C, K và đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ”.
Tự chủ đại học được hiểu là không phải xin cho, tự chủ là được làm theo quy định và nhà nước có thể hậu kiểm là trường đó làm có đúng không. Trường phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, chịu trách nhiệm giải trình. Chẳng hạn, nếu không tự chủ, trường phải xin chỉ tiêu; Phải làm thủ tục mở ngành nếu muốn mở một ngành mới; Phải làm hồ sơ để Bộ GD ĐT duyệt trước nếu muốn liên kết với một đối tác mới. Còn tự chủ, theo quy định của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, các trường tự quyết định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy tắc của Bộ, tự mở ngành theo quy định của Bộ, tự xác định đối tác để liên kết theo quy định của Bộ và phải làm cho đúng.Việc thực hiện tự chủ hiện nay tuân thủ theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi (Luật số 34) và Nghị định 99. Bên cạnh đó còn chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật khác. Làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên, không thể vì sợ các trường làm sai mà không thực hiện tự chủ, quan trọng là cần phát hiện ra điều đó sớm và thực thi đúng pháp luật.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)