Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành ngày 11/10/2021 xác định mục tiêu “công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội”. Nhìn lại nền kinh tế sau 1 tháng chuyển trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” - thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ là nội dung của Câu chuyện thời sự với sự tham gia của khách mời là bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân( Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?
Sau hơn 2 tuần mở cửa trở lại, giá thực phẩm ở TP.HCM đang dần ổn định, có mặt hàng chỉ còn 50% giá so với thời điểm giãn cách xã hội. Đó là do việc lưu thông hàng hoá đã thuận lợi hơn, hệ thống siêu thị và các chợ truyền thống đang hoạt động theo hướng thích ứng với công tác phòng chống dịch bệnh.
Những phát ngôn của người nổi tiếng và câu chuyện về văn hóa ứng xử.- Thành phố Đà Nẵng - nơi có nhiều gia đình dù vất vả, khó khăn trong dịch COVID-19 nhưng vẫn giữ gìn nếp nhà truyền thống.- Bảo vệ mình trong trạng thái bình thường mới bằng cách tạm bỏ thói quen cũ.
Họp thường kỳ Chính phủ tháng 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ dù ở cương vị mới hay nghỉ chế độ công tác thì vẫn phải phát huy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, làm việc đến giờ phút cuối cùng.- Dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, nhưng mỗi ngày, TP HCM vẫn thu ngân sách 2.900 tỷ đồng.- Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nhân đạo trầm trọng hơn nữa tại Yemen, sau khi hội nghị trực tuyến gây quỹ không đạt được kinh phí cần thiết.
Từ 0 giờ ngày 25/9, thành phố Đà Nẵng chuyển trạng thái hoạt động bình thường do kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Tất cả các hoạt động tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19 được hoạt động trở lại. PV thường trú tại miền Trung ghi nhận ngày đầu tiên Đà Nẵng trở lại hoạt động bình thường.
Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ thời điểm đầu tháng 2 đã làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội; giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài sự xáo trộn đó. Hơn 25 triệu học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài; kế hoạch năm học đảo lộn; các cơ sở giáo dục, nhất là hệ thống ngoài công lập gặp khó khăn. Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020; thời điểm này cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành. Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Trong hoàn cảnh đặc biệt, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo việc dạy và học không bị gián đoạn với chủ trương “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Chính sự chủ động, linh hoạt đã giúp ngành Giáo dục biến “nguy” thành “cơ” giữa đại dịch. Tuy nhiên, giai đoạn thực hiện mục tiêu “kép” của ngành giáo dục vẫn còn không ít khó khăn. Ngành Giáo dục làm gì để thích nghi với trạng thái “bình thường mới”? Khách mời là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cùng bàn về nhiệm vụ “kép” này.
- Cán bộ lãnh đạo là trung tâm đoàn kết thống nhất cao của toàn Đảng.- Ngành Giáo dục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” trong bối cảnh sống chung với trạng thái bình thường mới.- Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý buộc tiêu hủy hơn 11.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm nhập lậu.- Bài 2 trong loạt bài “Thế giới hậu đại dịch”: Học giả Yuval Noah Harari: Virus không đáng sợ bằng cái ác và sự thù hận.- Có khả năng triển khai dịch vụ tiền di động trong năm nay.- Thanh Hóa: Hàng nghìn người xin không nhận tiền hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ.- Giải bài toán đầu ra cho vụ vải thiều năm nay.- Chính phủ Anh khuyến khích người dân đi xe đạp và chạy bộ.
Cuộc chiến chống dịch Covid 19 ở nước ta chuyển sang trạng thái mới, khi các địa phương đã được phân loại thành những nhóm nguy cơ dịch bệnh khác nhau. Ứng với mỗi cấp độ, sẽ là những quyết sách của địa phương về phòng chống dịch và các giải pháp tổ chức đời sống kinh tế xã hội. Không chủ quan, tiếp tục thực hiện các biệp pháp phòng dịch nghiêm ngặt, tranh thủ thành quả đạt được đến thời điểm này về phòng chống dịch bệnh, có chiến lược thích ứng với cuộc chiến chưa từng có tiền lệ, dự báo còn kéo dài – đó là cách thức đất nước vượt qua dịch bệnh và nền kinh tế có sức bật tốt sau dịch. BTV Ngọc Diệu bình luận về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)