Ở Ấn Độ, còi xe thậm chí còn quan trọng hơn cả gương chiếu hậu vì người tham gia giao thông thường xuyên sử dụng để báo động khi lưu thông trên đường. Chính vì thế, nhiều thành phố ở quốc gia này là nơi "ồn ào" nhất thế giới. Bộ trưởng giao thông Ấn Độ đang cân nhắc ban hành luật thay thế còi xe bằng tiếng nhạc để giảm bớt tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Giải pháp này liệu có khả thi?
Trước những bức xúc của người dân về nạn sử dụng loa kéo hát karaoke trong khu dân cư vào đêm khuya và ngày càng phổ biến, một số địa phương tại thành phố Đà Nẵng đã thành lập tổ phản ứng nhanh xử lý ô nhiễm tiếng ồn.
Karaoke tự phát gây tiếng ồn và sự ức chế, khổ sở của những người phải hứng chịu tra tấn âm thanh trong giờ nghỉ ngơi là câu chuyện hiện hữu ở các thành phố lớn. Thế nên, trong cuộc đối thoại với người dân mới đây, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã cho rằng, người dân ban ngày đi làm, tối còn bị tra tấn bởi karaoke tự phát là không thể chấp nhận được và yêu cầu các địa phương, sở ngành cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Chuyện tưởng nhỏ, nhưng lại không hề nhỏ đối với đời sống tinh thần của người dân. Hiện chúng ta đã có các Nghị định 167/2013 và Nghị định 155/2016 để điều chỉnh, xử lí việc này. Nhưng vì sao người dân vẫn phải chịu đựng thực trạng ô nhiễm vì tiếng ồn? Đây là nội dung được BTV Lê Tuyết bàn luận trong Dòng chảy sự kiện với vị khách mời là PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia nghiên cứu văn hóa, xã hội học và Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiện, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh từ TP Hồ Chí Minh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)