Việt Nam tiếp tục là môi trường thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn. Các địa phương chia sẻ về câu chuyện "đón đại bàng". * Diễn biến thị trường BĐS 2021 – xu hướng 2022 có gì mới? * Tiêu điểm kinh tế địa phương: Trả lời câu hỏi Thanh Hóa thu ngân sách vượt kế hoạch.
Chuyến đi của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính dự COP26 có ý nghĩa quan trọng truyền thông điệp tới người dân và doanh nghiệp Anh về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu và những chính sách của Việt Nam thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hợp tác hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh.
Linh hoạt kết nối, tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.- Việt Nam tiếp tục tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.- Kiểm toán môi trường - thúc đẩy quá trình áp dụng sản xuất bền vững tại các doanh nghiệp khai khoáng.
- Ngành Hải quan đơn giản hóa thủ tục hành chính - tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Hải Phòng: Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Giải pháp thúc đẩy phát triển đô thị “xanh”.
- Hà Nam: Đột phá trong thu hút đầu tư tạo sự phát triển bền vững - Phỏng vấn ông Trần Văn Kiên, Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam - Hiệu quả từ mô hình các bể thu gom rác thải nông nghiệp tại huyện Cư M'ga, tỉnh Đắk Lắk
Dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng Quảng Nam là một trong 9 tỉnh của cả nước có tốc độ tăng trưởng trên 2 con số, đứng thứ 5 so với cả nước và cao nhất vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung về tốc độ tăng trưởng. Thu hút vốn đầu tư vào Quảng Nam tiếp tục tăng. Để giữ vững tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, tỉnh Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ứng dụng công nghệ số, cải thiện môi trường đầu tư.
- Thái Nguyên: Thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường - Kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường - Giải đáp câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường
Ở Việt Nam, khoảng vài năm về trước, việc cấp phép cho các dự án đầu tư kể cả trong nước lẫn nước ngoài đã được phân cấp mạnh về các tỉnh và không ít tỉnh đã chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP cao và chấp nhận các dự án đầu tư nước ngoài khai thác tài nguyên giá rẻ với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bị người dân phản ứng mạnh mẽ. Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng giảm diện tích đất sử dụng, tăng hàm lượng công nghệ, kỹ thuật, khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, nguồn nhân lực và các điều kiện thực tế của tỉnh, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững và ổn định. Đây là quan điểm của nhiều địa phương trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong nhiệm kỳ vừa qua.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa một số nước, dịch bệnh hoành hành, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà VN ký kết với nhiều nước, khu vực trên thế giới đang mở ra nhiều cơ hội về thu hút nguồn vốn quan trọng này. Tuy nhiên, so với những chính sách ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước cơ hội và thách thức, Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ để thu hút FDI có hiệu quả. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay, với chủ đề “Tạo bước chuyển trong thu hút đầu tư nước ngoài- những hạn chế cần khắc phục” sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) ở nước ta được triển khai cách đây khoảng 20 năm. Giai đoạn 10 năm, từ năm 2000-2010, các dự án thực hiện theo các Nghị định số 77/1997; Nghị định số 78/2007 của Chính phủ. Giai đoạn này, mặc dù các dự án được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng số lượng các dự án đầu tư theo hình thức PPP không nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp tháo gỡ nhằm hiện thực hóa mục tiêu thu hút nguồn vốn xã hội vào đầu tư hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là gì? “Câu chuyện thời sự” của Đài TNVN hôm nay bàn về vấn đề này, với chủ đề: “Phá băng thị trường PPP – góc nhìn từ chuyên gia tài chính”. Khách mời là PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)