Được xây dựng từ năm 1881, song, đến nay đường sắt Việt Nam vẫn không có km cao tốc hay đường đôi nào. Từ khi mới hình thành, đường sắt được coi là loại hình vận tải "vàng", được người dân ưu tiên lựa chọn vì độ an toàn cao do được chạy một mình một đường. Nhưng cho đến nay, đường sắt Việt Nam không có nhiều thay đổi so với thế kỷ trước cả về hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ, dẫn đến vận tải đường sắt chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong toàn ngành giao thông. Đại dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục bồi thêm cú đấm vào ngành đường sắt. Khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD hao mòn theo thời gian gây nhức nhối, lãng phí một nguồn lực to lớn của đất nước. Hiện hơn 11.000 người lao động, tuần đường, trực gác chắn ... thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang bị nợ lương, đứng trước nguy cơ phải bỏ việc. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến Tổng Công ty đường sắt Việt Nam vừa phải "kêu cứu" lên Thủ tướng Chính phủ vì khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021. Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển? Đây là vấn đề được Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam phân tích.
- Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển?- Bến Tre: Phát triển về hướng Đông, chủ trương hợp ý Đảng- lòng dân.- Lạng Sơn kiểm tra, xử lý hộ kinh doanh bán sữa nhập lậu trên Zalo.- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN thảo luận các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng Myanmar.- Một số doanh nghiệp niêm yết tổ chức Đại hội đồng cổ đông đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 tích cực và đề ra kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm 2021.- Tình trạng thiếu thuốc an thần và thuốc gây mê đe dọa ngành y tế Brazil.
“Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thời gian qua còn chậm chưa đạt kế hoạch đề ra; một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn trong lĩnh vực then chốt chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình”. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo với chủ đề “Giải pháp quản trị tài chính và đầu tư nhằm nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế” do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Vào những ngày này, có một sự liên tưởng khá thú vị giữa chiến dịch mùa Xuân lịch sử năm 1975 và chiến dịch mùa Xuân 2020 khi quân dân cả nước đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ đẩy lùi dịch covid 19. Nếu như ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai tiếng Việt Nam được nhắc đến trên toàn thế giới với Đại thắng mùa Xuân, non sông thu về một mối thì hôm nay, vẫn hai tiếng Việt Nam được cả thế giới nhắc đến với những thành công ấn tượng trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Làm sao để giữ lấy nguồn năng lượng này, để lan tỏa một tinh thần chống dịch như chống giặc sang chống sự tụt hậu, chống sự trì trệ như chống giặc để phát triển kinh tế xã hội hậu Covid-19. Đây cũng là chủ đề chuyện bàn trà với vị khách mời là nhà văn, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thọ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)