
VOV1 - Sáng 17/7, hai Cơ quan KTNN Việt Nam và Lào đã tổ chức Hội nghị chuyên môn với chủ đề “Việc tham gia của KTNN vào chu kỳ lập kế hoạch NSNN và Cơ chế, thủ tục và phương pháp theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán”, mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý tài chính công.
Năm 2024, Kiểm toán nhà nước dự kiến thực hiện 21 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, quan trọng quốc gia, được dư luận quan tâm và thuộc chương trình giám sát của Quốc hội như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1...
Năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, đất nước ta thu được nhiều kết quả ấn tượng, là điểm sáng trên thế giới về kiểm soát, phòng chống dịch Covid 19 và nền kinh tế có tăng trưởng, phục hồi nhanh sau dịch. Trong nỗ lực chung của toàn hệ thống chính trị, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm mà Đảng, Quốc hội và nhân dân giao phó, góp phần quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, phòng chống tham nhũng hiệu quả. Trên cương vị Chủ tịch Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chương trình và sáng kiến được đánh giá cao, nâng cao vị thế và hình ảnh của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong cộng đồng kiểm toán công thế giới. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn Ủy viên trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc về những kết quả nổi bật của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam: Thực hiện trọng trách Chủ tịch các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á, nhiệm kỳ 2018-2021.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến, đêm qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu”. Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Những bất cập nào trong sử dụng tài chính công ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra?- Đề án thu phí đối với ô tô sử dụng đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách nhà nước: Liệu có phải “phí chồng phí”?- Ứng dụng điện thoại giúp nhắc nhở người dân giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.- Tình hình hỗn loạn tại Kysgystan sau bầu cử.
Luật Công đoàn năm 1957, Luật Công đoàn năm 1990, Luật Công đoàn năm 2012 cùng nhiều văn bản Luật từ quá khứ đến hiện hành đều quy định về tài chính công đoàn. Luật Công đoàn năm 2012 (hiện hành) quy định cụ thể “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, là cơ sở pháp lý đảm bảo điều kiện vật chất cho tổ chức công đoàn, chăm lo tốt hơn cho người lao động”. Thế nhưng vì sao đến thời điểm này, chuyện “có nên duy trì thu phí công đoàn 2%” lại được đặt ra - được dư luận quan tâm, xới xáo? Biên tập viên Thu Trang và ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ bàn luận, góp một góc nhìn về vấn đề này.