Thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư và có nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhưng chúng ta vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ, cần có tư duy, tầm nhìn và hành động đem lại hiệu quả trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập. Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 cần đi liền với các giải pháp căn cơ, khả thi. Đó là ý kiến của các đại biểu tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kiểm toán Nhà nước đã công bố thông tin về cuộc kiểm toán quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong gắn với thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững. Kiểm toán nhà nước chỉ ra, những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu... dẫn đến những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- ĐBSCL là vùng đất trù phú, có tiềm năng, lợi thế rất lớn về sản xuất nông sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra 3 tác động cực đoan rất lớn về an ninh nguồn nước đối với khu vực này. Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hàng năm, gia tăng triều cường vùng cửa sông và ven biển, cùng với gia tăng nhiệt độ đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Đặc biệt tình trạng này đang trong giai đoạn cao điểm khi ĐBSCL bắt đầu bước vào mùa khô. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước tại ĐBSCL cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi và TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.
Phát biểu với đại diện doanh nhân và tri thức tại Đối thoại 2045 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, “Đối thoại 2045” thể hiện rõ khát khao cháy bỏng một Việt Nam hùng cường thịnh.- Tại cuộc họp về tình hình khủng hoảng ở Myanmar của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã kêu gọi các bên tại Myanmar kiềm chế tối đa, chấm dứt bạo lực, bảo đảm an toàn cho dân thường, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng.- Biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp diễn tại Myanmar.- Thủ tướng Pakistan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
- Singapore khánh thành nhà máy khử mặn chế độ kép đầu tiên - Không khí một chợ Tết ở quốc gia Hồi giáo Indonesia
- Quảng Bình: Tăng cường chống rét cho đàn gia súc- Nông nghiệp ĐBSCL trước những thách thức về an ninh nguồn nước- Nâng cao đời sống người dân với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
Sáng nay (22/12), Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Ông Hồ Đức Phớc- Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết: Với việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao cùng với hành án và các tác động tiêu cực của môi trường, ảnh hưởng dòng sông Mê Công, đặc biệt tác động đến những lưu vực xung quanh dòng sông Mê Công và những quốc gia ở hạ lưu, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI đã đưa ra sáng kiến kiểm toán việc quản lý nước của lưu vực dòng sông Mê Công nhằm cảnh báo và kiến nghị với các quốc gia phải có trách nhiệm đối với việc quản lý nguồn nước sông Mê Công và phục vụ phát triển bền vững.
Với cương vị Chủ tịch Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021, Kiểm toán nhà nước đã chủ trì và đề xuất thực hiện cuộc kiểm toán hợp tác “Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong, gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” và thành lập Ủy ban đặc biệt nghiên cứu việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ASOSAI
- Hội đồng giáo sư Nhà nước chính thức công bố năm nay có 339 trong tổng số 542 ứng viên được công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư.- Kiểm toán Nhà nước công bố kiểm toán 5 ngân hàng thương mại trong năm tới.- Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại tỉnh Sơn La do các nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn xả thải ra môi trường. Tình trạng diễn ra nhiều năm nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa ngăn chặn triệt để.- Công an TpHCM và Cần Thơ ra quân trấn áp nhiều vụ đua xe trái phép.- Tỉ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản giảm mạnh vì người dân cho rằng cách Chính phủ ứng phó dịch Covid-19 chưa hiệu quả.
- Nhà chống lũ và những giải pháp bền vững hỗ trợ người dân miền Trung “sống chung với lũ” an toàn, lâu dài.- Người dân vùng lũ cần khử khuẩn nguồn nước trước khi sử dụng theo hướng dẫn thế nào? PGS, TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Nghề nghiệp Sức khỏe và Môi trường sẽ giải đáp vấn đề này.- Cảnh báo nạn lừa đảo trực tuyến trên môi trường mạng Internet hiện nay.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)