Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, gây thiệt hại không ít cho sản xuất nông nghiệp nước ta. Để thích ứng biến đổi khí hậu, nhiều địa phương đã khẩn trương, nghiên cứu và chuyển đổi sang một số loại cây trồng ngắn ngày, có khả năng chịu hạn tốt. Tại một số địa phương như Nghệ An, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bạc Liêu v..v.. mô hình bí xanh với năng suất bình quân đạt 30 tấn/hecta và đem lại lãi ròng cho người nông dân tới hàng trăm triệu đồng/hecta/vụ. Để giúp bà con và các bạn, đặc biệt là những hộ trồng bí xanh có được những thông tin về quy trình trồng, cách phòng chống bệnh hại loại cây này, chương trình Chuyên gia của bạn phát sóng trên Kênh Thời sự VOV1 của Đài Tiếng nói Việt Nam tuần này, chúng tôi mời đến phòng phát thanh Thạc sĩ Hoàng Minh Châu- nghiên cứu viên - Viện nghiên cứu Rau quả- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nâng cao năng suất lao động, tay nghề để công nhân chủ động nắm bắt cơ hội mới trong bối cảnh hiện nay.- Việt Nam có 5 người nhiễm biến thể kép virut sars Covi 2 từ Ấn Độ (trong đó 4 chuyên gia Ấn Độ và một nhân viên khách sạn ở Yên Bái). Đây là chủng có tốc độ lây nhiễm rất nhanh.- Trong khi mọi lực lượng đều đang dốc hết sức chống dịch thì một bộ phận người dân vẫn chủ quan, vô ý thức. Nhiều bãi biển khắp trong Nam, ngoài Bắc ken kín du khách như chưa hề có dịch.- Có đến 67% doanh nghiệp châu Âu kinh doanh đầu tư tại Việt Nam đánh giá triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam là xuất sắc.- Kết quả khảo sát mới nhất vừa được Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam công bố.- Một trạm thu phí bị xử phạt tiền vì không xả trạm khi ùn tắc giao thông kéo dài.- Israel xảy ra vụ giẫm đạp kinh hoàng trong một lễ hội tôn giáo khiến ít nhất 45 người thiệt mạng, 150 người khác bị thương.- Hôm nay Ấn Độ bắt đầu mở rộng chương trình tiêm phòng covid 19 trong bối cảnh mỗi ngày có tới 3.000 người nước này chết vì đại dịch.
Ở Việt Nam, năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Thực tế, năng suất lao động của nước ta thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN, nhưng năng suất của nước ta hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.
Nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 24 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 05 của Hội nghị trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn lại 5 năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng cường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thu nhập, đời sống người dân được nâng lên. Đáng chú ý là tốc độ tăng năng suất lao động nước ta đã cao hơn các nước ASEAN-6, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó, nâng cao tay nghề, cải thiện năng suất lao động chính là yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đưa đất nước phát triển bền vững. Chuyên mục Vì một Việt nam hùng cường” hôm nay phóng viên Bích Ngọc đề cập vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Chiều 21/12, tại TP. Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức “Diễn đàn năng suất, chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Với chủ đề “Đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng - Sức bật cạnh tranh cho doanh nghiệp”, Diễn đàn mang đến một cái nhìn toàn cảnh về kết quả triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên cho giai đoạn 2021 - 2030
Sáng nay (21/12), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Các Nhóm giải pháp được Hội dồng giảm khảo đánh giá cao, được nhiều doanh nghiệp học hỏi và ứng dụng vào thực tiễn, như “Nghiên cứu - Cải tiến - Tổ chức sản xuất: Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh các chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần âu” của Tổng Công ty May 10 hay “Nhân rộng mô hình cải tiến năng suất 5S từ văn phòng ra lưới điện” của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc...
Hàng chục nghìn doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, thông qua việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Tin của phóng viên Tạ Lan.
Năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, được tính bằng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Trong quá trình phát triển đất nước, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Nâng cao năng suất lao động là vấn đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Thời gian qua, năng suất lao động của nước ta đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, năng suất lao động vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng.
*Thiếu nhân lực chất lượng cao sẽ giảm sức hút đầu tư nước ngoài. *Lãnh đạo doanh nghiệp là mấu chốt cải thiện và nâng cao năng suất lao động. *Ngày kỹ năng lao động Việt Nam nhắc nhớ nhiệm vụ nâng tầm nhân lực Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid 19.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động, để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch, không còn con đường nào khác- buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thông tin này sẽ được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình hôm nay. - Những ghi nhận về nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị kết nối internet vạn vật IoT .
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)