Số người rút bảo hiểm xã hội một lần đang có xu hướng gia tăng là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Vậy cần có những giải pháp nào để hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần?
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội, bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt thì vẫn còn không ít doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, chủ yếu người tham gia chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức chuẩn nghèo nông thôn 700.000 đồng một tháng. Mặt khác, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá khiêm tốn, mới đạt 2,31% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của đất nước. Trong khi thực tế, công nhân lao động thường làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, tầm 5 - 10 năm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như về quê, chuyển đổi ngành nghề hoặc gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng bán sổ bảo hiểm xã hội, gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao và hướng khắc phục là câu chuyện được bàn luận với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhiều lao động phải nghỉ việc, mất việc, cuộc sống khó khăn nên đã lựa chọn nhận BHXH một lần. Trong những tháng đầu năm nay, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc người lao động rút BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ rời khỏi lưới an sinh xã hội. Vậy giải pháp nào để giữ chân người lao động tiếp tục ở lại hệ thống an sinh, để được hưởng các chế độ khi về già?
- Dịch COVID-19: Linh hoạt trong dạy học, kiểm tra trực tuyến.- Vai trò của Tổ bầu cử cuộc bầu cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp.- Gia tăng số người nhận BHXH một lần: Vì sao nhiều lao động bỏ chế độ hưu trí?- Ninh Bình: Xử phạt sai phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.- Scotland nung nấu ý định ly khai: Đặt nước Anh đứng trước thách thức lớn thời hậu Brexit.- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt tốc độ tăng của dư nợ để hạn chế rủi ro.- Đến với Bolivia để tìm hiểu dịch vụ giao đồ ăn thân thiện với môi trường.
Chỉ trong quý 1 năm nay, số lao động nghỉ việc xin nhận chế độ BHXH một lần trên cả nước lên tới hơn 226 nghìn người, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc người lao động rời bỏ hệ thống an sinh xã hội. Vì sao người lao động chọn cách nhận tiền, từ bỏ quyền lợi được hưởng chế độ hưu trí khi đến tuổi hưu?
Trong thời gian ngắn vừa qua, số lượng người rút Bảo hiểm xã hội một lần tăng rất nhanh, khoảng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, những người lao động này khi đến tuổi về hưu sẽ không có thu nhập hằng tháng từ lương hưu để bảo đảm cuộc sống hằng ngày Hơn thế, rút bảo hiểm một lần gia tăng nhanh cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới việc đảm bảo an sinh của cả cộng đồng nói chung. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến nhiều người ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần và giải pháp nào để đảm bảo tính bền vững của hệ thống bảo hiểm hiện nay?
- Cơ chế chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh - Nình Bình xin phá rừng tự nhiên để khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xi măng: Liệu có lợi ích nhóm? - Cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi mua bán, cầm cố sổ BHXH để nhận trợ cấp BHXH một lần
Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Ngành giáo dục cùng với đội ngũ các thầy, cô giáo đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy - học trực tuyến. Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô – thầm lặng, cống hiến tất cả vì học sinh. Chưa bàn đến chất lượng giáo dục, chỉ tính riêng về việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc đã là một thành tích cần được tôn vinh. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hôm nay chúng tôi bàn chủ đề: “Cơ chế, chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh” với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng, Giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)