Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.- Mưa lớn từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa còn diễn biến phức tạp với lượng mưa lên đến 250 milimet.- Dư luận quốc tế đánh giá Hiệp ước khí hậu Glasgow vừa đạt được sau Hội nghị COP26 là một bước tiến quan trọng, song những cam kết trong đó là chưa đủ.- Tòa án Tối cao Ấn Độ đề nghị chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa thủ đô New Delhi trong hai ngày để bảo vệ người dân khỏi ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng.
Việc Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở trước cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ thu hút sự quan tâm lớn của dư luận quốc tế. Nhìn nhận về động thái này của Nga ra sao? BTV Quỳnh Hoa và phóng viên Anh Tú - Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích.
Ngân hàng Nhà nước sắp ban hành loạt văn bản mới đẩy mạnh chuyển đổi số.- 13 ngân hàng hoàn tất tiêu chuẩn hiệp ước Basel II.- Công ty chứng khoán VIX ngược dòng cổ phiếu chứng khoán cùng những nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Tương lai Hiệp ước Bầu trời Mở lại đang đứng trước các kịch bản mới, sau khi Tổng thống Nga Vladimia Putin thông báo vừa đệ trình lên Hạ viện Nga về việc rút khỏi thỏa thuận này. Đáp lại, chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden sau một thời gian lưỡng lự cũng tuyên bố đang xem xét lại quyết định rút nước này khỏi Hiệp ước của chính quyền tiền nhiệm. Các động thái và tuyên bố này đang báo hiệu tương lai nào cho Hiệp ước Bầu trời Mở? Chuyên gia Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương bàn luận về nội dung này.
Cùng với những điểm nóng khác, những ngày gần đây, căng thẳng khu vực giữa biên giới Nga và Ukraine tiếp tục leo thang. Cuối tuần trước, Nga tuyên bố sẽ không rút quân khỏi đây và để ngỏ khả năng sẽ hành động khi cần thiết. Trong bối cảnh căng thẳng nhanh chóng tại Donbas, Ukraina đã công khai kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đẩy nhanh tiến trình kết nạp nước này, một động thái “đổ thêm dầu vào lửa” khiến giới chức Nga tức giận.Vậy, điều gì đang xảy ra trong mối quan hệ Nga-Ukraina? Và những căng thẳng hiện nay có tái hiện một kịch bản tương tự như năm 2014 hay không?
Nga và Mỹ đã chính thức gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (Hiệp ước START mới) thêm 5 năm nữa. Theo thỏa thuận ban đầu, New START hết hạn vào ngày hôm nay (5/2). Tuy nhiên, ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến hành điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, và hai bên đã đạt thỏa thuận về việc kéo dài hiệp ước START mới đến ngày 5/2/2026. Đây cũng là một trong những quyết định quan trọng đầu tiên trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden ngay sau khi nhậm chức. Hiệp ước START mới đã được thực thi kể từ năm 2011, là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ. Nhưng liệu động thái này có phải dấu hiệu về một sự khởi đầu mới cho mối quan hệ vốn đầy căng thẳng giữa Mỹ – Nga? Để có những góc nhìn cụ thể hơn, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát – Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương.
- Ngày làm việc thứ 2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, các đại biểu đã thảo luận thẳng thắn dân chủ về các nội dung được đề cập trong văn kiện trình Đại hội.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thông điệp quan trọng đến Hội nghị Thượng đỉnh về Thích ứng với biến đổi khí hậu, khẳng định cam kết của Việt Nam cùng thế giới chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.- Tập đoàn Intel (Mỹ) đầu tư thêm gần nửa tỷ USD vào Khu Công nghệ cao TPHCM.- Những tấn gạo thơm Việt Nam đầu tiên nhập khẩu vào Anh theo hiệp định tự do thương mại Anh- Việt Nam, bắt đầu được bán trên thị trường Luân-đôn.- Hải Dương cách ly 18 trường hợp F1, liên quan đến trường hợp nhiễm Covid-19 khi xuất cảnh sang Nhật.- Nga - Mỹ nhất trí gia hạn thêm 5 năm Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).- Số người nhiễm COVID 19 trên thế giới vượt mốc 100 triệu ca. Hơn 225 triệu người mất việc làm, bất bình đẳng gia tăng và biểu tình bạo loạn tại nhiều nước là những hệ lụy do tác động của dịch COVID 19.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và Thư ký Hội An ninh Nga vừa điện đàm để thảo luận về việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tấn công chiến lược mới (Hiệp ước START mới) và những triển vọng về tăng cường hợp tác an ninh. Đây là bước đi nhằm hiện thực hóa đề xuất trước đó của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc gia hạn hiệp ước START mới thêm 5 năm sau khi hết hạn vào ngày 5/2 tới đây. Đề xuất gia hạn Hiệp ước START mới là quyết sách đối ngoại lớn đầu tiên của ông Joe Biden với Nga sau khi nhậm chức, là một trong số những lĩnh vực mà ông Joe Biden thể hiện quan điểm rất khác biệt với người tiền nhiệm Donald Trump. Điều khiến dư luận quan tâm là mong muốn rõ ràng của Mỹ về việc gia hạn hiệp ước, các điều khoản đang khúc mắc giữa hai bên trong quá trình đàm phán sẽ được xử lý như thế nào. Cuộc trao đổi với phóng viên Anh Tú, Thường trú Đài TNVN tại Nga và phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi.
Chính quyền Mỹ vừa thông báo chính thức rút khỏi Hiệp ước quốc phòng "Bầu trời Mở" sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc Nga không tuân thủ các cam kết của Hiệp ước này. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước "Bầu trời Mở" không chỉ gây ra thách thức cho chính các đồng minh châu Âu – những nước đang phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin do thám thu thập trên lãnh thổ Nga, mà còn đặt ra những thách thức lớn trong đảm bảo an ninh khu vực dựa trên niềm tin giữa các thành viên tham gia Hiệp ước. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với anh Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn về những hệ lụy sau bước đi này của Mỹ:
- Phát biểu tại phiên thảo luận “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu.- Góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ một số vấn đề, để kinh tế biển thực sự đột phá trong chiến lược phát triển.- Cạnh tranh không lành mạnh, bị chiếm dụng, bị làm giả trong lĩnh vực dầu mỏ hóa lỏng đang là vấn đề nhức nhối của thị trường khí tại nước ta.- Nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại về quyết định rút khỏi hiệp ước bầu trời mở của Mỹ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)