Để có thể duy trì tốt việc dạy - học trực tuyến trong mùa dịch là cả sự nỗ lực rất lớn của thầy và trò các bậc học trong suốt thời gian qua. Hơn ai hết, thầy cô là những người vất vả nhất. Họ vẫn đang miệt mài tự học hỏi, tự hoàn thiện những kỹ năng tương tác trong lớp học ảo, tự khắc phục những lỗi kĩ thuật trong quá trình dạy học trực tuyến vốn chưa được đào tạo kỹ lưỡng trong trường sư phạm. Đồng thời cũng có nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn, căng thẳng khi dạy học mùa dịch. Bởi vậy, khi đối diện với những tình huống sư phạm chưa từng có tiền lệ, nhiều giáo viên đã khó kiểm soát được cảm xúc. Từ đây đặt ra câu hỏi làm sao để giáo viên vơi bớt những khó khăn, áp lực tâm lý. Khách mời là TS Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và cô giáo Lê Thị Xuân Diễm, Giáo viên Trường Trung học phổ thông Lê Quí Đôn, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre sẽ chia sẻ về việc Dạy học online này.
Dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thiết bị máy móc để học trực tuyến. Mới đây, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đã đề xuất gói hỗ trợ 3.500 tỷ để mang máy tính đến với học sinh, sinh viên nghèo là rất cần thiết giúp việc học tập được duy trì trong bối cảnh “sống cùng dịch bệnh”.
Dạy và học online: Cần trái tim nóng và cái đầu lạnh.- Người lan toả đến nhiều nhà hảo tâm cùng chung tay thu mua nông sản cho nông dân và giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn.- Nhà vô địch cuộc thi Piano Quốc tế The Leeds - từ cuộc sống đến nhà vô địch.- Lớp học dạy lập trình cho trẻ em ở Uganđa
-Ca bệnh COVID-19 đầu tiên tại Đồng Nai áp dụng kỹ thuật ECMO được xuất viện- Dạy và học online: Cần trái tim nóng và cái đầu lạnh.
Những ngày qua trên cộng đồng mạng lan truyền những clip thầy giáo, cô giáo mắng sinh viên, học sinh. Và ngược lại, cũng chứng kiến những lời cãi lại thầy cô của các em học sinh, sinh viên. Tuy chỉ là những hành vi cá biệt, nhưng những sự việc xảy ra những ngày qua đã khiến cho chúng ta phải giật mình nhìn lại để có điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh bắt buộc phải học online. Nhìn lại để cắt nghĩa do đâu mà các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên lại có những lời nói phản cảm trong chính những giờ tầm sư, học đạo như vậy? Làm thế nào để tạo bầu không khí hứng khởi cho học sinh, sinh viên trong các buổi dạy và học online? Phó giáo sư - Tiến sĩ Tâm lý học Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sĩ Vụ Thị Tuyết Lan, Trưởng Bộ môn Công nghệ thông tin- Khoa giáo dục đại cương, Đại học Lao động – Xã hội bàn về nội dung này.
Làm thế nào để tạo bầu không khí hứng khởi cho học sinh, sinh viên trong các buổi dạy và học online?- Lên núi dựng lều, bắt sóng internet học online của học sinh người Vân Kiều.- Niềm vui của người dân các quận, huyện vùng xanh ở TP.Hồ Chí Minh khi trở lại cuộc sống bình thường mới.
Ở trong bản không có sóng điện thoại, không có mạng internet, 2 chị em người đồng bào Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình rủ nhau lên đồi dựng chòi, đón sóng 3G để học trực tuyến.
Chung sức hỗ trợ, tránh đứt gãy chuỗi tiêu thụ nông sản.- Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á:Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì đến ASEAN?- Người thương binh, doanh nhân góp phần thay đổi giống lúa chất lượng- Dạy học trong dịch: Thay đổi để thích ứng.- Công ty ở Anh dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển các loại thuốc kháng vi rút mới.
Gần 1 tuần năm học mới triển khai thông qua hình thức học online, giáo viên và học sinh cả nước đã vấp phải sự cố đường truyền. Hệ thống học trực tuyến chập chờn, bị “treo”, ra – vào liên tục… Việc dạy và học trong những ngày đầu thực sự gặp nhiều khó khăn, ít hiệu quả. Ngay như TP.HCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh, vùng khó khăn có 50%-70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet… Trong khi đó, học sinh thuộc diện F0, F1 còn nhiều, chưa kể số giáo viên, học sinh đang ở các khu cách ly y tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy và học ở một số địa phương. Giải pháp cho vấn đề này như thế nào, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cùng đề cập.
Sau một tuần triển khai dạy và học trực tuyến năm học mới 2021-2022 tại nhiều địa phương trong cả nước đã xuất hiện không ít khó khăn. Trong đó phổ biến là thiếu thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại, ipad. Nhiều nơi hạ tầng internet không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh lo ngại chương trình học quá nặng sẽ khiến chất lượng học tập trực tuyến không đạt được kỳ vọng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)