Cả nước có gần 12.000 trẻ em là F0, 27.000 trẻ em là F1, phải điều trị, cách ly để phòng, chống lây nhiễm COVID-19. Hàng trăm trẻ em khác rơi vào cảnh mồ côi cha, mẹ do bị Covid 19. Không được chăm sóc bởi cha mẹ, người thân, dẫn đến tình trạng các em ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hàng chục năm qua. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi mời quí vị gặp gỡ một người thầy đặc biệt - người thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật.
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi đó làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hơn 20 năm qua. Cùng nghe những chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Thúy Nga – Giám đốc Trung tâm Hy Vọng về công việc đặc biệt này.
Làm một việc tốt cho cộng đồng chính là nhân lên niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Đó là tâm niệm của chị Trần Phương Lan, người khởi xướng thành lập CLB chăm sóc trẻ bị ly thượng bì bóng nước gọi tắt là (EB). Câu lạc bộ đã giúp đỡ cho nhiều trẻ em, gia đình có con bị mắc căn bệnh này. Chị Trần Phương Lan cùng các thành viên của câu lạc bộ sẵn sàng dành thời gian, chi phí đi tới bất cứ nơi đâu để hướng dẫn các gia đình chăm sóc trẻ bị bệnh ly thượng bì bọng nước; hỗ trợ dụng cụ y tế, thuốc men,... Nhờ sự giúp đỡ của chị Lan, hơn chục năm qua, gần một trăm trẻ em bị bệnh ly thượng bì bọng nước đã cơ bản hồi phục sức khỏe có thể đến trường, tự tin hòa nhập cuộc sống. Hiện, chị cùng các thành viên trong câu lạc bộ thường xuyên trợ giúp khoảng hơn 40 bé bị mắc bệnh ly thượng bì bọng nước trên khắp mọi miền đất nước. Cùng phóng viên Thu Hiền gặp gỡ trò chuyện với chị Trần Phương Lan.
- Liên tiếp xảy ra các vụ phạm tội nghiêm trọng: Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa.- Tìm về bản sắc dân tộc qua Festival Huế 2020.- Người khởi xướng thành lập CLB chăm sóc trẻ bị ly thượng bì bóng nước.- Apple sắp ra mắt máy tính Mac đầu tiên sử dụng vi xử lý ARM.- Câu chuyện về Hòm thư “Gửi Cha” kết nối tình yêu thương giữa cha và con.
Mỗi năm nước ta có hàng ngàn vụ xâm hại tình dục trẻ em. Nhưng rất nhiều vụ việc đi vào bế tắc và không thể xử lý đối tượng xâm hại chỉ vì… không đủ bằng chứng. Nỗi đau của nạn nhân và gia đình không gì bù đắp trong khi những kẻ thủ ác vẫn ngang nhiên thách thức dư luận. Cần nhìn nhận vấn đề này ra sao? Cần làm gì để nghiêm trị tội phạm XHTD và bảo vệ sự an toàn cho trẻ? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Theo dòng thời sự đặc biệt lúc 8h sáng mai, 24/06/2020 trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc, tổ chức tại Đồng Tháp. Hãy đón nghe và tương tác với chương trình qua các số điện thoại 0277.3839899, 0277.389.6566 và trên fanpage VOV1 - Thời sự.
Làm một việc tốt cho cộng đồng là nhân lên niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Đó là tâm niệm của chị Trần Phương Lan, người khởi xướng thành lập CLB chăm sóc trẻ bị bệnh ly thượng bì bọng nước, gọi tắt là (EB). Câu lạc bộ đã giúp đỡ cho nhiều trẻ em, gia đình có con bị mắc căn bệnh này. Chị Trần Phương Lan cùng các thành viên của câu lạc bộ sẵn sàng dành thời gian, chi phí đi tới bất cứ nơi đâu để hướng dẫn các gia đình chăm sóc trẻ bị bệnh ly thượng bì bọng nước; hỗ trợ dụng cụ y tế, thuốc men,... Nhờ sự giúp đỡ của chị Lan, hơn chục năm qua, gần một trăm trẻ em bị bệnh ly thượng bì bọng nước đã cơ bản hồi phục sức khỏe có thể đến trường, tự tin hòa nhập cuộc sống. Hiện, chị cùng các thành viên trong câu lạc bộ thường xuyên trợ giúp khoảng hơn 40 bé bị mắc bệnh ly thượng bì bọng nước trên khắp mọi miền đất nước. BTV Thu Hiền trò chuyện với chị Trần Phương Lan:
- Khoảng trống pháp lý về bảo vệ chăm sóc trẻ em.- Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt.
Từ ngày 1/12/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em, với hơn 8.700 trẻ bị xâm hại, trong đó trẻ em nam là gần 1.700 người, trẻ em nữ là hơn 7.000 người. Trẻ em chịu nhiều hình thức xâm hại như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc… Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018. Những con số được xem là chưa phản ánh khách quan tình hình thực tế nhưng cũng thể hiện những đòi hỏi về công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)