Sau 17 năm thực hiện, Luật thi đua - khen thưởng đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn tập trung nhiều vào “khen thưởng”, mà chưa chú trọng phát động phong trào “thi đua” một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội; vẫn còn tình trạng “luân phiên nhận giấy khen”… Luật thi đua, khen thưởng cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Vậy làm sao để thi đua thực tế hơn, trách hình thức, thấm sâu từng cơ quan, đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang “gồng mình” chống dịch COVID-19 này? TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng bàn luận, góp tiếng nói vào dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) mà Quốc hội đang thảo luận tại kỳ họp thứ 2. Đây cũng là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
- Nhà giáo Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đỡ đầu học sinh nghèo -Học sinh giỏi tăng đột biến và câu chuyện bệnh thành tích
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên cả nước đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1-1,5 % năm trở lên. Không thể phủ nhận rằng, thời gian qua công cuộc giảm nghèo đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những trường hợp, địa phương mang bệnh thành tích. Đó là việc để hoàn thành mục tiêu đề ra đã khiên cưỡng đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo những gia đình đang còn thực sự khó khăn. Ở một trạng thái ngược lại, cũng xung quang câu chuyện hộ nghèo này còn có tình trạng dê, bò đi nhầm vào hộ khá giả, hay nói một cách khác là khi có kinh phí hỗ trợ thì những nhà khá giả bỗng dưng trở thành hộ nghèo. Những hộ nghèo thực sự lại không được hưởng sự hỗ trợ ấy. Một nghịch lý đáng buồn. Vậy làm thế nào để việc hỗ trợ người nghèo không chạy theo bệnh thành tịch và thực chất là câu chuyện bàn luận với khách mời là ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và kết nối qua điện thoại với ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo.
Mỗi khi năm học kết thúc, bảng điểm của học sinh, con em chúng ta lại tràn ngập trên mạng xã hội, hay những câu chuyện ở văn phòng, cơ quan: tỷ lệ khá và giỏi gần như tuyệt đối! Và có một bức ảnh gây tranh luận nhiều nhất, chú ý nhiều nhất những ngày qua là một lớp học tiểu học, tất cả học sinh trong lớp đều giơ giấy khen, chỉ duy nhất cậu học trò ngồi đầu bàn là không có giấy khen trong tay. Trong khi tất cả các bạn giơ giấy khen lên, có thể là để chụp hình, cậu học trò trở nên "nổi bật" một cách nhỏ bé và lẻ loi. Theo góc ảnh thì người chụp đứng hướng trên bục giảng nhìn xuống quang cảnh. Hiện tại, chưa xác minh được nguồn gốc bức ảnh chụp ở trường nào, lớp nào, địa phương nào. Cũng chưa thể khẳng định, em học sinh không được giấy khen hay đây liệu có phải là hình ảnh được cắt ghép hay không, nhưng nó thổi bùng lên tranh luận: chuyện bệnh thành tích, háo danh trong giáo dục. Nó cũng không phủ nhận được thực tế rằng, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn đang rất nặng nề, dẫu có sự đổi mới. Phải chăng bệnh thành tích trong giáo dục có nguyên nhân không nhỏ từ chính xã hội, từ bậc phụ huynh, từ lãnh đạo ngành giáo dục và chính quyền địa phương và muốn thay đổi phải thay đổi từ những chủ thể đó, chứ không nên đổ dồn lên đầu giáo viên? Cùng bàn luận chủ đề này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Thanh Nam, trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phòng và chống “bệnh” thành tích, háo danh trong giáo dục.- Giới thiệu về nhân vật lịch sử Bùi Viện, một trong những vị tướng giỏi trong nhóm tân tiến thời vua Tự Đức, sáng lập ra lực lượng hải quân đầu tiên ở Việt Nam.- Chùa Bái Đính tân tự - kiến trúc hoành tráng, mang đậm bản sắc truyền thống.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)