Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiêp là những chính sách nhân văn để hỗ trợ giúp đỡ cho người lao động không may bị tai nạn nghề nghiệp giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể từ ngày 1/7/2016, chủ sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi bị tai nạn lao động và bệnh nghể nghiệp. Vậy trách nhiệm cụ thể của chủ sử dụng lao động như thế nào? Việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đó trong thực tế ra sao?
Bệnh bụi phổi thường thấy ở công nhân mỏ than. Nếu không được lọc bụi thường xuyên, người bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm sức khỏe, thậm chí dẫn tới xơ phổi. Bệnh nghề nghiệp này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thợ lò, khiến nghề này rất khó tuyển lao động. Những năm gần đây, công nghệ súc rửa phổi đã giúp hàng nghìn thợ mỏ thoát khỏi triệu chứng rối loạn giấc ngủ, giảm đau ngực, khó thở khi gắng sức và ho khạc đờm. Ghi nhận của phóng viên đài TNVN về tình hình thợ lò đang làm việc tại Công ty Than Thống nhất, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh:
Bệnh bụi phổi thường thấy ở công nhân mỏ than. Nếu không được lọc bụi thường xuyên, người bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm sức khỏe, thậm chí dẫn tới xơ phổi. Bệnh nghề nghiệp này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thợ lò, khiến nghề này rất khó tuyển lao động. Những năm gần đây, công nghệ súc rửa phổi đã giúp hàng nghìn thợ mỏ thoát khỏi triệu chứng rối loạn giấc ngủ, giảm đau ngực, khó thở khi gắng sức và ho khạc đờm. Ghi nhận của phóng viên đài TNVN về tình hình thợ lò đang làm việc tại Công ty Than Thống nhất, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Kết quả quan trắc Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, có 72,63% người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại, nguy hiểm như vi khí hậu, bụi, ồn, ánh sáng, hơi khí độc... Các bệnh thường gặp ở người lao động là viêm xoang, dạ dày, bệnh mắt, bệnh phụ khoa, hen phế quản, tim mạch... Trong khi nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về phòng chống các bệnh nghề nghiệp còn hạn chế. Công việc căng thẳng, áp lực nhưng thu nhập lại quá thấp khiến lao động phải dè sẻn chi tiêu, ít quan tâm đến sức khỏe dẫn tới tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp có xu hướng tăng nhanh.
Thưa quý vị và các bạn! Nghị định 28 năm 2020 do Chính phủ ban hành, chính thức áp dụng ngày 15/4/2020 đã quy định: Nếu doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe cho công nhân lao động, có thể bị phạt đến 150 triệu đồng. Việc tăng mức phạt gấp 5 lần so với quy định cũ đã đạt hiệu quả như thế nào? Sau 6 tháng áp dụng, tình hình có tiến triển ra sao? Chúng tôi bàn về nội dung này trong Xã hội Chuyển động ngày 27/10/2020. Mời quý vị đón nghe:
Hiện nay, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp ở Bình Dương đang gia tăng do ảnh hưởng của môi trường làm việc. Thế nhưng, sự quan tâm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp này vẫn còn hạn chế, thậm chí là trốn tránh trách nhiệm. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cần có chế tài mạnh trong xử lý thì mới mong người lao động được sinh hoạt, làm việc ở nơi an toàn cho sức khoẻ. Phóng viên Thiên Lý, thường trú tại TPHCM có bài về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)