Vaccine ngừa COVID-19 được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất của khoa học hiện đại mở ra cơ hội cho thế giới chống lại đại dịch COVID-19 cũng như mở ra hi vọng về sản xuất vắc-xin cho hàng loạt các bệnh hiểm nghèo khác trong một tương lai không xa. Và đằng sau những thành tựu thần tốc làm thay đổi cả thế giới này có sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học nữ, được vinh danh là “ mẹ đẻ của vắc-xin COVID-19” hay “ nữ anh hùng cứu thế giới”, đang trở thành nguồn cảm hứng cho các bé gái trên toàn cầu theo đuổi ngành khoa học, vốn nam giới luôn chiếm nhiều ưu thế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương độc lập cho một số nhà khoa học xuất sắc.- Hội đồng nhân dân TPHCM khoá 9 thông qua chủ trương triển khai 2 dự án môi trường và giao thông có tổng kinh phí hơn 12.000 tỷ đồng.- Sau 2 lần tạm hoãn, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 đồng phạm.- Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu khai mạc hôm nay. Đây là sự kiện quốc tế đầu tiên do Mỹ chủ trì kể từ khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống.- Lào phong tỏa thủ đô Viêng-chăn từ 6h sáng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Trong khi đó, Thành phố Chu Hải đã trở thành phố đầu tiên ở Trung Quốc đạt miễn dịch cộng đồng./.
Tại thủ đô Matxcơva-Nga, Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga vừa tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thực trạng nghiên cứu Đông Á và Đông Nam Á hiện nay”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động khoa học tưởng niệm và tri ân nhà khoa học nổi tiếng người Nga Marina Trigubenko, người bạn lớn của Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của bà gắn bó và cống hiến hết mình cho Việt Nam trong phát triển kinh tế và nghiên cứu khoa học.
- Đến bao giờ mới chấm dứt nạn “loạn” văn bằng, chứng chỉ?- Đằng sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran là gì?- Kiểm soát chất lượng cùng Người tiêu dùng "mua sắm an toàn" trong Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam.
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Nghệ An và đón bằng di tích Quốc gia đặc biệt.- Bộ Y tế thông báo khẩn về trường hợp lây nhiễm từ người cách ly ở Thành phố Hồ Chí Minh.- UBND tỉnh Gia Lai thanh tra công trình thủy lợi gần 120 tỷ đồng chưa nghiệm thu đã hư hỏng.- Phát biểu tại tang lễ nhà khoa học hạt nhân Fakhrizadeh vừa bị ám sát, Bộ trưởng Quốc phòng Iran cho biết, chính phủ nước này quyết định tăng gấp đôi ngân sách để tiếp tục sự nghiệp dang dở của ông.- Indonesia sơ tán hàng nghìn người do núi lửa hoạt động.
Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chúng ta dễ nhận thấy cuộc đua để sản xuất sớm vắc-xin nhằm kiểm soát dịch bệnh đang được các quốc gia, tập đoàn dược phẩm đầu tư với quy mô chưa từng có. Các nhà khoa học Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua đó. Tại sao Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19? Những thách thức mà các nhà khoa học của chúng ta đang phải đối mặt là gì? Cần làm gì để sớm thấy được ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc đua tìm ra vắc-xin để ngăn chặn đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người trên toàn cầu? Cùng bàn luận về những câu hỏi này, khách mời là TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (gọi tắt VABIOTECH), thuộc Bộ Y tế - 1 trong 4 đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19.
Đầu tư cho khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Vậy nên câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp" sẽ được trao đổi với hai khách mời: PGS.TS. Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và phát triển công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và ThS. Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT Công ty Dược Thái Minh.
Nửa thế kỷ làm công tác nghiên cứu khoa học, hơn 20 năm làm doanh nhân, bà đã xây dựng được một thương hiệu sơn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bà thuộc nhóm hiếm hoi các nhà khoa học thành công cả trong kinh doanh. Người phụ nữ đã qua tuổi "thất thập" ấy vẫn ngày ngày dành cả chục tiếng đồng hồ trong phòng nghiên cứu. Tập đoàn do bà đứng đầu không những khẳng định thương hiệu Việt, mà còn có những đóng góp lớn lao cho xã hội khi đã trao cho hàng ngàn cá nhân và tập thể trên khắp cả nước các giải thưởng giá trị, với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Người mà chúng tôi muốn giới thiệu trong Chuyện đêm hôm nay là: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe - Chủ tịch tập đoàn Sơn KOVA.
- Phóng sự tài liệu đặc biệt, nói về những câu chuyện, những lát cắt quá trình miệt mài nghiên cứu của các nhà khoa học ở Học viện Quân y suốt 1 tháng liên tục để cho ra đời bộ sinh phẩm chẩn đoán Covid-19.- Tập thể dục miễn phí: Nỗ lực hình thành lối sống “yêu thể thao” ở thành phố New York, Mỹ.- Khẩu trang và áo tắm 3 mảnh - Xu hướng thời trang mới của thế giới hậu Covid-19.
Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, năm nay, Giải thưởng Tạ Quang Bửu được trao cho 3 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực Y dược, Toán học và Vật lý. Đây là giải thưởng được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Tin của phóng viên Tạ Lan.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)