Sau hơn một tuần chiến sự hết sức căng thẳng, tình hình tại Afganistan đã tạm thời ngã ngũ. Một cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu diễn ra tại Kabul. Tổng thống Afganistan rời bỏ quyền lực, ra nước ngoài và lực lượng Taliban sẽ thành lập một chính phủ mới do Taliban lãnh đạo. Liệu Afganistan đã thoát khỏi bóng ma của một cuộc nội chiến toàn diện sau những diễn biến vừa rồi? Tương lai nào cho Afganistan khi Taliban lên nắm quyền và điều đó tác động ra sao tới tình hình an ninh khu vực? Để quý vị rõ hơn tình thế hiện nay ở Afganistan, cũng như những kịch bản tiếp theo của cuộc chuyển giao quyền lực tại quốc gia Nam Á này, BTV Đài TNVN trao đổi với Tiến sĩ Phạm Cao Cường, Phó Viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, đồng thời kết nối với các phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập.
Bóng ma nội chiến lại bao trùm Afganistan.- Các giải pháp duy trì sản xuất không để đứt gãy nguồn cung lương thực thực phẩm các tỉnh phía Bắc.- Cảnh báo nguy cơ tội phạm lợi dụng dịch bệnh để phạm tội.- Áo xanh tình nguyện “hỗ trợ tiêu thụ nông sản” tại Cần Thơ.- Hàn Quốc cải tiến buồng xét nghiệm Covid-19 thành phòng khám không tiếp xúc.
Afghanistan đang tiến gần hơn tới bờ vực nội chiến khi Taliban hôm qua tiếp tục chiếm thêm được 2 trong số 3 thành phố lớn cuối cùng còn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Thủ đô Kabul hiện là thành phố lớn duy nhất chưa bị rơi vào tay Taliban. Tình hình an ninh xấu đi nhanh chóng tại quốc gia Tây Nam Á này đã khiến phương Tây bất ngờ, tức tốc điều viện binh đến hỗ trợ rút quân và nhân viên ngoại giao.
Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong thời điểm dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.- Lào Cai thu giữ lô hàng nồi chiên không dầu và máy làm sữa hạt nhập lậu.- Vĩnh Long: Phát hiện quầy thuốc Xuân Mai bán hàng đã hết hạn sử dụng.
Một thập niên trước, vào tháng 3 năm 2011, một làn sóng nổi dậy ủng hộ dân chủ đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông. Các nhà lãnh đạo bị lật đổ, các cuộc bầu cử được tổ chức, nhưng "giấc mơ dân chủ"chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Tại Syria, làn sóng biểu tình 10 năm trước đã kéo theo một cuộc nội chiến đẫm máu và dai dẳng, đến tận bây giờ, với gần 400 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản chưa thể trở về quê hương. Ngày 15/3 - được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria và cũng là thời điểm mà có lẽ nhiều người dân ở quốc gia Trung Đông này không bao giờ muốn nhớ lại.
Cách đây 10 năm, ngày 15/3/2011 được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria, khi nổ ra các cuộc biểu tình dẫn tới bạo lực nhiều nơi trên toàn quốc. 10 năm sau, chính phủ của Tổng thống Bashar Hafez al-Assad đã trụ vững qua làn sóng “Mùa xuân Arab”, nhưng không thể xóa đi những vết hằn của một cuộc nội chiến đẫm máu hiển hiện trên khắp đất nước: Gần 400.000 người thiệt mạng, hàng triệu người di tản vẫn chưa thể trở về quê hương.
- Tin nhắn rác, cuộc gọi rác xuất hiện trở lại với tần xuất nhiều hơn.- Hà Nội: Nhiều dự án không xác định ngày về đích.- Trung Quốc muốn điều chỉnh chiến lược với hai đồng minh của Mỹ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)