Trong làn sóng COVID-19 lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp lao đao, khủng hoảng, thậm chí phá sản,… song các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển, khi có mức tăng trưởng ấn tượng gần 10%. Tính đến nay, cả nước có khoảng 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, riêng tổng mức doanh thu trong năm nay đã lên tới 135 tỷ đô-la Mỹ. Làm thế nào để các doanh nghiệp công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số? Tại Diễn đàn quốc gia Doanh nghiệp Công nghệ số, các doanh nghiệp công nghệ số được giao trọng trách thực hiện các nền tảng số Make in Việt Nam, để tạo thành Hệ sinh thái chuyển đổi số cho người Việt.
Sự việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng khi tường thuật trực tiếp trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Lào trên nền tảng số cách đây 2 ngày vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao đơn vị phát sóng trên môi trường mạng Internet lại hành xử như vậy? Cần có cái nhìn bao quát, toàn diện ra sao về vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền “bài hát của Quốc gia”, sau sự cố đáng tiếc này? Cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam) và bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, trưởng phòng truyền thông Công ty BH Media cùng bàn luận về câu chuyện này.
Đại dịch Covid-19 khiến xuất hiện rồi lây lan trên diện rộng trong suốt gần 2 năm qua đã khiến cho khoảng ba phần tư startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng, và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, nhiều startup Việt lại có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ. Theo phân tích của các chuyên gia, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Cùng lắng nghe chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Hữu Sơn, chủ tịch HĐQT Công ty WaveEX Việt Nam và ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
-Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản: kết nối người sản xuất với doanh nghiệp, thị trường trên nền tảng số. -Ninh Thuận phát huy vai trò kinh tế hợp tác xã ở vùng đồng bào Chăm. - Vì sao phải lắt đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trong Chống khai thác bất hợp pháp IUU - Tìm hiểu biển đảo Việt Nam mời quý vị và các bạn cùng đến Đảo xanh Ngọc Vừng, Quảng Ninh. Tiếp đó là hướng dẫn những quy định trong hoạt động tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển
Được ra đời “thần tốc” trong 2 tuần bởi khoảng 200 kỹ sư công nghệ thông tin đến từ các Công ty như Got It, STEAM for Việt Nam, Kompa Group và Filum, nền tảng “Giúp tôi” đã chính thức đi vào vận hành. Với sự đồng hành của hơn 200 tình nguyện viên cùng các y, bác sỹ ở nhiều bệnh viện trên cả nước, ứng dụng “Giúp tôi” đang dần được nhiều F0, F1 cách ly tại nhà quan tâm và sử dụng. Anh Trần Việt Hùng – Đồng sáng lập Giúp tôi - chia sẻ lý do anh đã tập hợp các bạn trẻ từ Thung lũng Sylicon Valley (Hoa Kỳ) cùng sáng lập Dự án “Giúp tôi”, để hỗ trợ người dân từ xa, trong đó quan trọng nhất hiện nay là kết nối bệnh nhân với bác sỹ.
Ngày 26-4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam phát động cuộc thi báo chí với chủ đề “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”. Cuộc thi dành cho các công dân Việt Nam đang sống trong nước viết theo thể loại chính luận, có tác phẩm đăng tải trên báo in hoặc báo điện tử. Nội dung cuộc thi tập trung vào các vấn đề: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Bảo vệ sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; bảo vệ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ...
Năm 2020, EVNICT được vinh danh “TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số” đối với 3 sản phẩm: Hệ thống cung cấp dịch vụ điện theo hình thức điện tử, tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống Hóa đơn điện tử, Hệ thống cổng thông tin điện tử EVNPORTAL và các ứng dụng tiện ích văn phòng; Giải “TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số” đối với sản phẩm Hệ thống Quản lý cấp phát, xác thực chữ kí số nội bộ - EVNCA. EVNICT cũng đã đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2020” do Vinasa tổ chức cho nội dung “Giải pháp phần mềm cung cấp dịch vụ diện theo phương thức giao dịch điện tử EVN. Cũng trong năm 2020, EVNICT là một trong số ít doanh nghiệp được Chính phủ biểu dương vì có thành tích tốt trong xây dựng cổng dịch vụ công Quốc gia... Với nền tảng “hạ tầng số” mạnh, EVNICT hoàn toàn có khả năng trở thành “Công ty công nghệ số” mạnh, nằm trong kế hoạch tổng thể chuyển đổi số của EVN...
Trong dự thảo phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đều nhấn mạnh nội dung tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Nếu như thể chế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục là ba khâu đột phá được xác định, thì khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, được xác định sẽ tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho đất nước ta thời gian tới. Chắc chắn đây là chủ trương đúng đắn, bởi không chỉ nước ta mà các nước trên thế giới đều đang hướng đến. Nhưng, câu hỏi lớn lại là- làm sao để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.
- Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.- Nhiều vấn đề nóng như: các dự án chậm tiến độ của ngành Công Thương, giải quyết bài toán nhà ở xã hội, vấn đề quản lý các công trình văn hóa tâm linh... đã được đại biểu Quốc hội tranh luận sôi nổi.- Việt Nam ra mắt Nền tảng Bản đồ số 4D. Đây là ứng dụng cung cấp nền tảng số nhằm tối ưu hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.- Tất cả nhân viên y tế Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh có tiếp xúc với ca nghi mắc COVID-19 đều được cách ly, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm.- Các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Youtube thắt chặt kiểm soát thông tin sai lệnh về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.- Chính quyền Nga xem xét ban hành đạo luật mới, cho phép các Cựu tổng thống quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự trọn đời.
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Khuê “đầu quân” ngay cho 1 Tập đoàn Công nghệ thông tin có tên tuổi.. Song, ngay từ rất sớm khi nhóm đồng nghiệp cùng nhận thấy tiềm năng thương mại điện tử tại Việt Nam, 5 người đã quyết định rời công ty cũ, để thành lập một công ty khởi nghiệp với tên gọi lúc đầu là DKT, sau đổi tên thành Sapo. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với chị Nguyễn Thị Minh Khuê - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo - về những kinh nghiệm khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)