Hiện nay các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin đại trà cho toàn dân. Với mục tiêu “nhận được vắc xin đến đâu thì tiêm cho người dân đến đó”. Nhờ vậy mà tiến độ tiêm khá nhanh, tạo miễn dịch cộng đồng, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường mới.
Tại một cuộc họp gần đây, Bộ Y tế đã chỉ đích danh 8 tỉnh có tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 chậm, chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Trong khi đó một thực tế là nhiều địa phương khác lại đang chờ đợi có vaccine để tiêm rộng rãi cho người dân. Vì sao có nghịch lý này? Khi nào Việt Nam có đủ vaccine để có thể đạt miễn dịch cộng đồng?
Nước Anh đã bước sang ngày thứ 3 ở trạng thái bình thường, khác với hầu hết phần còn lại của thế giới đang tiếp tục các biện pháp giãn cách để chống Covid-19. Kể từ ngày 19/7, ngày mà truyền thông địa phương gọi là “Ngày tự do”, hầu như tất cả các hạn chế ở Anh đã được dỡ bỏ. Không còn đeo khẩu trang bắt buộc; giới hạn về số lượng người tụ tập trong nhà hoặc ngoài trời cũng chấm dứt; các địa điểm như hộp đêm và sân vận động thể thao được mở hết công suất. Điều đáng nói là số ca lây nhiễm hàng ngày ở Anh hiện đang ở mức cao, lên đến 50.000 ca, chỉ sau Indonesia và Braxin. Chính bởi vậy quyết định của Anh được cho là một “canh bạc” mạo hiểm. Và sự mạo hiểm này có thể phải trả giá bằng sinh mạng người dân Anh và một nguy cơ lớn cho thế giới.
Tình trạng tăng vọt ca nhiễm do các biến thể mới tại nhiều quốc gia Đông Nam Á đã buộc các nước trong khu vực tái áp dụng các biện pháp hạn chế để chống dịch, đóng cửa nhà máy và tăng tốc chương trình tiêm chủng. Một số quốc gia đang phải thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19 đồng thời tiến tới trạng thái “bình thường mới” theo nhiều cách khác nhau . Những thay đổi đó là gì và những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ các mô hình đó ra sao là nội dung của chương trình 10p Sự kiện luận bàn với góc nhìn từ các phóng viên Hương Trà – Thường trú Đài TNVN tại Indonesia và phóng viên Quang Trung thường trú tại Thái Lan.
Trong bối cảnh bóng đen Covid-19 đang bao trùm khắp thế giới, Israel nổi lên với những ánh sáng của hy vọng khi trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19. Theo phản ánh của truyền thông quốc tế, các hoạt động hàng ngày tại Israel gần như đã trở lại tình trạng trước đại dịch. Giới chuyên gia xem đất nước Trung Đông này như một tấm gương cho mô hình phục hồi của những nền kinh tế đã đạt tới một tỷ lệ tiêm chủng rộng rãi trong dân số. Vậy thực tế, quốc gia này đang trở lại bình thường như thế nào, liệu đã có miễn dịch cộng đồng tại Israel hay chưa?
Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới vừa chính thức vượt mốc 38 triệu ca. Điều đáng chú ý là tâm dịch giờ đây không chỉ tập trung tại Mỹ, Ấn Độ, Brazil mà đã lan sang diện rộng với số ca mắc mới tăng nhanh tại các khu vực khác. Trong bối cảnh chính phủ nhiều quốc gia dường như bất lực trong việc tìm ra một giải pháp hiệu quả để khống chế dịch bệnh, trong khi người dân chán nản và mệt mỏi với các biện pháp giãn cách xã hội, những ý kiến về chiến lược miễn dịch cộng đồng đã xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesusvừa khẳng định không thể lựa chọn miễn dịch cộng đồng để đối phó với Covid-19, và đây cũng là chủ đề của 10’ Sự kiện Luận bàn hôm nay: “Miễn dịch cộng đồng – “nhiệm vụ bất khả thi” với Covid-19”.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)