- Liệu có việc Grab "mượn" Nghị định 126 để tăng giá cước và phần trăm chiết khấu, đẩy phần khó về phía đối tác láo xe. - Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ khách hàng: ưu tiên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Kinh tế chia sẻ là mô hình tiêu dùng cộng tác, dựa trên cơ sở cùng khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có của hoạt động kết nối công nghệ số. Trong lĩnh vực vận tải, quá trình Grab vào Việt Nam từ năm 2016, đến nay, sau 4 năm hưởng các ưu đãi như đối với mô hình mới - kinh tế chia sẻ, Grab đã phát triển thị phần chiếm khoảng 70% thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam, hoạt động như một đơn vị kinh doanh vận tải, nhưng lại không chịu sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Chính vì vậy, khi Nghị định 126 về quản lý thuế có hiệu lực, Grab lập tức tăng cước phí và tăng tỷ lệ chiết khấu đối với các lái xe công nghệ, gây nên những phản ứng từ cộng đồng các lái xe công nghệ, thu hút sự chú ý của dư luận và các cơ quan quản lý. Biên tập viên Đài TNVN sẽ cùng bàn luận vấn đề này với Tiến sĩ, luật sư Vũ Văn Tính, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia.
Những ngày qua, câu chuyện “cơm không lành, canh chẳng ngọt” giữa tài xế “đối tác” của Grab và công ty này, hay việc còn bất đồng về quan điểm thu thuế giữa Grab và cơ quan thuế đang thu hút sự chú ý của dư luận. Xã hội cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau về cách thức ứng xử với ứng dụng gọi xe, nay đã được Bộ Giao thông vận tải định danh là “vận tải hành khách” này. Bình luận của Biên tập viên Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.
Trong những ngày qua, câu chuyện Grab tăng giá cước và tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe đối với tài xế, sau khi bị áp 10% thuế giá trị gia tăng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và tiếp tục làm nóng các diễn đàn. Thực tế những tranh cãi xung quanh mô hình “kinh doanh chia sẻ” của các công ty công nghệ như Grab cũng từng xảy ra khá phổ biến tại các quốc gia trên thế giới nơi chúng xuất hiện. Bởi mô hình kinh doanh này được đánh giá là mới lạ và đặt ra những yêu cầu mới trong chính sách quản lý ngay cả ở các quốc gia phát triển. Chính quyền nhiều quốc gia đang phải đối mặt với các thách thức, không chỉ là đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, giải quyết những xung đột giữa công ty cung cấp dịch vụ truyền thống và công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ, mà còn phải tạo ra những quy định điều chỉnh một cách hiệu quả mô hình “kinh tế chia sẻ” và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Câu hỏi được đặt ra là chính quyền các nước trên thế giới đang quản lý các ứng dụng công nghệ này như thế nào?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)