Những giờ qua, châu Âu đang tiếp tục “oằn mình” tìm ra những giải pháp để ứng phó với dịch Covid-19 đang càng lúc càng diễn biến phức tạp, với con số người chết và ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh. Trong giải pháp mới nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ, trên biển và trên không của khối này trong vòng 30 ngày; còn trước đó là việc chi 25 tỷ Euro để ứng phó khủng hoảng. Dường như, sau nhiều ngày có những biện pháp rời rạc của từng quốc gia, châu Âu đã bắt đầu có một sự thống nhất giữa các nước thành viên để ứng phó với dịch bệnh. Thế nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi: Chỉ với những giải pháp này, châu Âu đã có thể chứng minh sự đoàn kết của khối giữa cơn khủng hoảng hay chưa? Và rằng, đại dịch Covid-19 sẽ còn bộc lộ những khác biệt, chia rẽ vẫn đang tồn tại trong nội bộ EU. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu về vấn đề này.
Khoảng 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, thế giới đang chứng kiến sự lây lan “khủng khiếp” của đại dịch toàn cầu Covid-19. Tính đến ngày 15/3, tổng số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã chạm con số 152.000, với 5.700 ca tử vong và dịch bệnh đã có mặt tại 151 quốc gia trên toàn thế giới. Tâm điểm của đại dịch vẫn là châu Âu, với những điểm nóng Italia, Tây Ban Nha và Pháp; trong khi điểm nóng Iran ở Trung Đông vẫn chưa thể cải thiện được tình hình. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam.
Dịch COVID-19 đã lan ra hơn 100 nước trên toàn thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu. Chỉ trong vài tuần vừa qua, số trường hợp xác nhận nhiễm COVID-19 và các ca tử vong tại Italia, Hàn Quốc, Iran đã tăng mạnh, biến những quốc gia này thành các tâm dịch mới. Đặc biệt tại châu Âu, Virus corona được nhận định đang lây lan nhanh hơn giai đoạn đỉnh cao của Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá rằng cho đến nay, động thái quyết liệt của Trung Quốc là cách duy nhất chứng tỏ được hiệu quả ngăn chặn và hạn chế tối đa virus phát tán, lây lan. Song WHO cũng nhấn mạnh rằng không có một biện pháp nào là đúng cho mọi trường hợp. Sự khác biệt về thể chế là một trong những nguyên nhân đầu tiên. Câu chuyện xử lý khủng hoảng y tế thực sự đang trở thành một thách thức chính trị lớn đối với nhiều quốc gia và nó cũng cho thấy nhiều khía cạnh khác của đời sống chính trị và xã hội của thế giới. Trao đổi với các phóng viên Quang Dũng – Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp và phóng viên Bích Thuận – Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Trung Quốc về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)