Việt Nam và Azerbaijan có quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó lâu đời. Tuy cách xa nhau về địa lý nhưng với những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử và điều kiện tự nhiên, hai nước đang ngày càng hợp tác chặt để đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi nước và phù hợp với xu thế của thời đại. Nhìn lại quá khứ, Việt Nam và Azerbaijan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1992 nhưng cội rễ của tình hữu nghị và truyền thống hợp tác giữa hai nước bắt nguồn từ nhiều thập kỷ trước, được xây dựng trên nền tảng chuyến thăm Azerbaijan tháng 7/1959 của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuyến thăm Việt Nam tháng 10/1983 của vị lãnh tụ dân tộc Heydar Aliyev, khi đó là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Kể từ những thời điểm lịch sử đó, hai nước đã luôn kề vai sát cánh trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp của Azerbaijan đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 4,000 cán bộ khoa học, giáo dục, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý cho Việt Nam. Họ đã đóng góp kiến thức, kinh nghiệm của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhiều người trong số đó đã được giao trọng trách trong các cơ quan nhà nước, trong các cơ sở khoa học và giáo dục của đất nước.

Ngoài ra, nhiều kỹ sư ngành kiến trúc, xây dựng, bách khoa, khoa học cơ bản đã được đào tạo tại các trường đại học của Azerbaijan. Việt Nam và Azerbaijan có quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó lâu đời.

Mong muốn này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành hiện thực. Không chỉ giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, Azerbaijan đã cử những kỹ sư giỏi, những chuyên gia, công nhân lành nghề sang Việt Nam giúp đỡ xây dựng nhiều công trình dầu khí, cung cấp cho Việt Nam nhiều thiết bị, máy móc trong ngành công nghiệp từ thập niên 80, đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát triển Liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Hợp tác dầu khí đã để lại dấu ấn ở mỗi nước với con đường mang tên Baku ở thành phố biển Vũng Tàu và con phố mang tên Vũng Tàu tại thủ đô Baku.

Tuy cách xa nhau về địa lý nhưng với những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử và điều kiện tự nhiên, hai nước đang ngày càng hợp tác chặt để đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi nước và phù hợp với xu thế của thời đại.

Quan hệ giữa Việt Nam và Azerbaijan đang bước vào một giai đoạn hợp tác toàn diện hơn, phát triển từ nền tảng truyền thống trong lĩnh vực năng lượng sang những lĩnh vực chiến lược của tương lai như năng lượng sạch, công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

Sự mở rộng hợp tác này thể hiện tầm nhìn dài hạn, sự tin cậy chính trị giữa hai quốc gia và khẳng định quyết tâm cùng kiến tạo quan hệ đối tác sâu rộng, thực chất và bền vững trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động. 

Quan hệ Việt Nam - Azerbaijan được xây dựng dựa trên nền tảng tin cậy chính trị sâu sắc và tình cảm thân thiết giữa người dân hai nước. Chính điều này đã tạo điều kiện cho hợp tác ổn định với những tín hiệu tích cực trong nhiều năm qua. Đặc biệt, với việc hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác sau chuyến thăm Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm vào tháng 5 vừa qua, quốc gia này đã chính thức trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam tại khu vực Cáp-ca-dơ. Trong chuyến thăm này, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhấn mạnh việc hai nước thông qua Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược có ý nghĩa lịch sử. Đây là cơ sở để củng cố và tăng cường mạnh mẽ quan hệ trong thời gian tới, nhằm tận dụng những thế mạnh của nhau, đưa Việt Nam và Azerbaijan phát triển trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev chứng kiến trao đổi Bản ghi nhớ trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, dịch vụ kỹ thuật dầu khí và đào tạo giữa Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam và Bộ Kinh tế Azerbaijan.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Azerbaijan 2025 với chủ đề Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên số, vừa diễn ra ngày 16/7, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Kinh tế Azerbaijan Elnur Aliyev nhấn mạnh: 

Năng lượng là một trong những trụ cột truyền thống trong quan hệ Việt Nam - Azerbaijan. Từ những năm đầu phát triển ngành dầu khí, Azerbaijan đã cung cấp nguồn dầu thô ổn định cho nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam. Đến nay, trong xu thế chuyển dịch toàn cầu sang mô hình phát triển bền vững, hai nước đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và cam kết triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời – phản ánh tầm nhìn phát triển xanh, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh năng lượng, hợp tác song phương đang mở rộng sang các lĩnh vực mới, đặc biệt là đổi mới sáng tạo, công nghệ số và khởi nghiệp. Nhiều thỏa thuận trong lĩnh vực công nghệ đã được ký kết, bao gồm chuyển đổi số, an ninh mạng, chính phủ điện tử và phát triển hạ tầng số, với mục tiêu thúc đẩy kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp giữa hai quốc gia. Azerbaijan khuyến khích các quỹ đầu tư công nghệ và doanh nghiệp sáng tạo từ Việt Nam đến khai thác thị trường của mình. Ngược lại, Việt Nam khẳng định sẵn sàng hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của Azerbaijan trong việc tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Hiện Azerbaijan, với các tuyến đường sắt, cảng biển, và hạ tầng logistics hiện đại, đang là điểm trung chuyển quan trọng trong Hành lang Trung Á, giúp hàng hóa Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường châu Âu và ngược lại. Trong khi đó, Việt Nam – nền kinh tế năng động hàng đầu ASEAN – cũng là cửa ngõ thuận lợi để hàng hóa và dịch vụ của Azerbaijan thâm nhập thị trường Đông Nam Á. Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức về địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng và khủng hoảng năng lượng, việc Việt Nam và Azerbaijan tăng cường hợp tác sang các lĩnh vực mới, phù hợp với xu thế, không chỉ mang lại lợi ích song phương mà còn góp phần tăng khả năng tự cường, đa dạng hóa hợp tác và chia sẻ rủi ro.

Quan hệ Việt Nam – Azerbaijan đang chuyển mình theo hướng hiện đại, thực chất và toàn diện hơn. Trong hành trình mới này, niềm tin chính trị, sự bổ trợ kinh tế và tinh thần hợp tác cầu thị sẽ là những yếu tố then chốt để hai quốc gia duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống, cùng nhau kiến tạo những giá trị mới, vì thịnh vượng chung và sự phát triển bền vững.