Bước sang năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến đổi nhanh, phức tạp, khó lường, đặc biệt từ quý II, nhiều diễn biến mới liên tục xuất hiện, thay đổi rất nhanh, nhất là những căng thẳng và cạnh tranh thương mại, an ninh địa chính trị, xung đột gia tăng… càng khiến tình hình trở nên bất định với nhiều tác động tiêu cực hơn. Trong “thế trận” khó đó, tăng trưởng GDP của nước ta trong 6 tháng đầu năm đạt 7,52% - là mức tăng cao nhất trong 6 tháng giai đoạn 2011-2025.

Để có được kết quả này, thì vai trò điều hành linh hoạt và kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ban hành Nghị quyết, xây dựng chương trình hành động của Chính phủ để triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao là rất quan trọng. Ngay từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục ban hành Nghị quyết, công điện chỉ đạo và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Quan điểm xuyên suốt trong điều hành, thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và hai con số trong giai đoạn tới được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị quyết số 25/NQ-CP.

Sự tăng tốc của nền kinh tế theo từng tháng là khá rõ, và đây là cơ sở gia tăng niềm tin thị trường, biểu hiện qua số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động gia tăng.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy bất định, nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế nước ta 6 tháng đầu năm, “ngược dòng” với triển vọng kinh tế toàn cầu, là điểm sáng về tăng trưởng:  GDP đạt 7,52% – thuộc nhóm cao nhất khu vực; lạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, đầu tư công và tiêu dùng nội địa trở thành những động lực chính.

Phía trước là không ít thách thức: tác động từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ, thiên tai, xung đột địa chính trị thế giới với nhiều “điểm nóng” mới, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục duy trì “bản lĩnh điều hành” và gia tốc cải cách. Những thay đổi lớn về thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh sẽ đóng vai trò then chốt để nền kinh tế giữ vững đà tăng trưởng và tiến tới đột phá trong 6 tháng cuối năm.

Chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, được Quốc hội thông qua và Chính phủ thực thi hiệu quả, đã phát huy tác dụng bệ đỡ quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Khoản vay này đóng vai trò như một “nguồn tín dụng ổn định” từ ngân sách Nhà nước, giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền để đầu tư vào tăng năng suất và giảm chi phí trong bối cảnh lãi suất thương mại còn ở mức cao. Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia phân tích.

Đánh giá về triển khai chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt thời gian qua, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận.

Ngân hàng Nhà nước cũng tích cực xây dựng gói tín dụng quy mô lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị lên tới 500 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 20 tỷ đô la Mỹ, để cho vay thúc đẩy phát triển hạ tầng và công nghệ số.

Theo đó, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã phát huy vai trò trụ cột tăng trưởng, phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, chủ động trong việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, góp phần tích cực trong việc dẫn dắt tăng trưởng cao và bền vững hơn của nền kinh tế.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp đáng kể vào tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam thông qua nhiều kênh khác nhau. Đây tiếp tục là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của nước ta nửa đầu năm nay.

Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng chậm lại, kết quả này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành. Đó cũng là thành quả của quá trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ liên tục trong hai năm qua. Ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam nhận định.

Tại Diễn đàn tăng trưởng kinh tế Việt Nam mới đây, nhiều chuyên gia thống nhất nhật định: 6 tháng đầu năm nay, một điểm sáng cần ghi nhận là tốc độ phản ứng chính sách của Việt Nam rất nhanh, để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, với mục tiêu tăng trưởng cao trong bối cảnh hết sức khó khăn. Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng.

Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã có nhiều dấu hiệu khả quan với sự phục hồi tiêu dùng và tăng trưởng xuất khẩu. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong và ngoài nước, cảnh báo kịp thời các nguy cơ gây tăng giá. Đồng thời, cần đảm bảo nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu và kiểm soát nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý, gian lận thị trường nhằm ổn định tâm lý người tiêu dùng và kỳ vọng lạm phát. Việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá và lãi suất cũng đóng vai trò then chốt trong việc vừa hỗ trợ sản xuất kinh doanh, vừa kiềm chế lạm phát, nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững trong những tháng cuối năm.

Thực hiện: Ngọc Diệu -Trung Hiếu - Thành Trung - Bích Ngọc/VOV1