
- Ổn định dạy và học sau dịch Covid-19.- Nước Đức nỗ lực nghiên cứu phát triển vắc xin chống virus Sars-CoV-2.- Mùa dịch Covid-19: Tránh lây nhiễm bằng chẩn đoán bệnh từ xa.- Cảnh báo nguy cơ từ vay tiền trực tuyến.- Những ứng cử viên sáng giá cho Cánh diều vàng phim truyện điện ảnh.
Ứng phó với những diễn biến thất thường của giá cả thị trường và thời tiết, nhiều nông dân ở Đắk Lắk đã đa dạng hóa cây trồng xen trong vườn cà phê. Không chỉ tăng thu nhập, việc trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cà phê còn góp phần tăng khả năng phòng hộ cho cà phê, giảm thiểu những tác động do thiên tai gây ra. H Xíu, PV Đài TNVN thường trú Tây Nguyên có bài đề cập:
- Việt Nam - đất nước muôn trận thắng.- Bà má Sáu Ngẫu, câu chuyện kể về ngày giải phóng miền Nam.- Trung Quốc: các trường học bắt đầu mở cửa trở lại với các quy định nghiêm ngặt về cách ly xã hội.- Những cách kết nối xã hội của người già trong các viện dưỡng lão ở Châu Âu.
- Nâng cao giá trị kinh tế và thương hiệu nông sản từ chất lượng giống.- Hướng đi nào cho tiêu thụ vải thiều trong dịch Covid-19?- Phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Sơn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên lúa.- Tỉnh Lai Châu tập trung khắc phục thiệt hại do mưa đá, giông lốc.
Những đợt không khí lạnh yếu kèm mưa giông ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại bùng phát tại khu vực Bắc Bộ. Nhiều loại sâu bệnh như ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ, đạo ôn lá xuất hiện ngày càng nhiều gây hại cho lúa. Trong khi đó, tại các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, bà con cũng không được chủ quan với rầy nâu, đặc biệt tại những nơi gieo sạ lúa vụ Hè Thu sớm, né lũ trong vụ 3 hay vụ lúa Hè Thu muộn. Những loại dịch hại nào trên lúa mà bà con cần chú ý trong thời điểm hiện nay, và cách phòng trừ những dịch hại đó như thế nào? Khách mời là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giải đáp những vấn đề này.
- Vụ Xuân 2020: nguy cơ tăng mạnh sâu bệnh hại lúa.- Cách phòng chống bệnh hại trên cánh đồng nhiều giống lúa khác nhau.- Liên kết trồng rau sạch giúp người dân vượt khó mùa dịch bệnh COVID-19.br>- Vườn Quốc gia Ba Vì làm tốt công tác giữ rừng tận gốc.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
- Tại cuộc họp của Thủ tướng với lãnh đạo các bộ và cộng đồng doanh nghiệp chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải mở mặt trận thứ hai để tái khởi động, phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19.- Sẽ không nới lỏng các quy định phòng chống dịch Covid-19, thậm chí sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực vào ngày 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia sẽ đề xuất Thủ tướng ban hành Chỉ thị mới trên tinh thần tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch.- Giá xăng trong nước tiếp tục giảm hơn 600 đồng 1 lít từ chiều nay, xuống dưới mức 12 nghìn đồng 1 lít.- Cơn mưa "vàng" vào sáng nay đã giúp giải nhiệt cho Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung giữa cao điểm hạn mặn.- Trung Quốc tăng cường kiểm soát các ca mắc Covid-19 không triệu chứng nhập cảnh từ nước ngoài. Trong khi đó, Hàn Quốc cảnh báo tình trạng nhiều ca tái nhiễm sau khi khỏi bệnh, nguy cơ lây nhiễm tập thể có thể tăng trong Lễ Phục sinh năm nay.- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đối tác, đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục, thị trường ngay lập tức có phản ứng tích cực.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, nên nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hoặc tạm ngừng sản xuất, do đó nhiều lao động phải nghỉ việc tạm thời, trong đó có những người mất việc làm, và chuẩn bị sau khi kết thúc dịch phải đi tìm việc làm mới. Đặc biệt với những người có dự định đi làm việc và học tập ở nước ngoài cũng quan tâm tình hình dịch bệnh ở các nước để có kế hoạch tiếp theo. Khách mời là ông Nguyễn Ngọc Đĩnh, chuyên gia Công ty Cổ phần Việt TN trao đổi về vấn đề này.
Đang phát
Live