
VOV1 - Nửa đầu năm 2025, bức tranh kinh tế Việt Nam hiện lên với nhiều gam màu sáng. Tăng trưởng GDP đạt mức 7,52%, là mức cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định. Để đạt được con số ấn tượng đó là một loạt nỗ lực cải cách thể chế đã và đang tạo nền móng vững chắc cho tăng trưởng.
VOV1 - Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy bất định, nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế nước ta đã qua 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều tín hiệu tích cực: tăng trưởng GDP đạt 7,52% – thuộc nhóm cao nhất khu vực.
VOV1 - Kinh tế 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng ấn tượng. Qua số liệu thống kê, các chuyên gia phân tích, 3 động lực tăng trưởng "truyền thống" là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng vẫn là những nhân tố chính tạo nên kết quả khả quan này
Kết luận phiên họp Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra hôm qua (06/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: phấn đấu tăng trưởng GDP quý III từ 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024 và giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025. “Nhìn lại tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thực hiện mục tiêu đề ra” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc hội và TS. Đặng Đức Anh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 6% so với cùng kỳ 2023; Cả nước có hơn 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập và quay trở lại hoạt động; Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng hơn 2%; Vốn FDI thực hiện cao nhất cùng kỳ 5 năm liền kề; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng gần 19%; Lạm phát cơ bản được kiểm soát ở mức tăng 2,84%... là những số liệu đáng chú ý trong bức tranh kinh tế 2 tháng đầu năm – là thông điệp tích cực cho mục tiêu tăng trưởng 2024. Làm thế nào để tiếp tục hạn chế những bất cập còn tồn tại, duy trì và phát huy những điểm sáng – động lực vừa nêu, vì mục tiêu tăng trưởng cả năm?
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế tháng 2 và 2 tháng đầu năm với nhiều thông tin đáng chú ý: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 2 tháng tăng gần 6%. Hai tháng, cả nước có hơn 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 63 nghìn. Cùng kỳ, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng hơn 2%; vốn FDI thực hiện cao nhất cùng kỳ 5 năm qua . Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt gần 114 tỷ USD, tăng gần 19%. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ở mức tăng 2,84%.
Kết thúc nửa chặng đường năm 2023, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 3,72%, thấp so với kỳ vọng, mục tiêu đề ra. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm nay từ 6-6,5% thì 2 quý còn lại sẽ phải đạt mức tăng 8-9%. Mặc dù tăng trưởng quý 2 cao hơn quý 1 và đã xuất hiện những điểm sáng trên cả bình diện trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo dự báo là sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức để đạt được các tiêu tăng trưởng đã đề ra, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong thời gian tới. - Diễn đàn chủ nhật hôm nay sẽ bàn về chủ đề này. Khách mời tham gia bàn luận là Chuyên gia kinh tế-Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam và bà Trịnh Thị Ngân,Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với nhiều điểm sáng. Mặc dù vậy, nhiều chỉ số vĩ mô qua 2 tháng đầu năm đã bộc lộ rõ những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cùng bàn luận nội dung này.
-Những điểm sáng và những điều cần lưu ý trong phục hồi kinh tế - nhìn từ số liệu thống kê tháng 10 và 10 tháng, năm 2021.- Ban Quản lý dự án công trình điện miền Bắc: Coi trọng ứng dụng công nghệ trong quản lý các dự án truyền tải điện
Phát huy những điểm sáng kinh tế 8 tháng năm 2021.- Chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19.- Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore để cùng vào thị trường Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh.
Đang phát
Live