
Hơn 2 nghìn tỷ đồng tiết kiệm cho ngân sách nhà nước là con số được thống kê sau khi thực hiện việc sắp xếp 1077 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019-2021. Sau sắp xếp, không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, mà hơn thế nữa, còn mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với quy mô lớn, nên trong quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, khi vẫn còn gần 1.500 cán bộ, công chức cấp huyện, xã dôi dư. Trong khi câu hỏi “Ai đi, Ai ở”, chất lượng cán bộ, công chức vẫn khiến các địa phương đau đầu thì ngày 12/7/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 35 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030. Đây được ví như một cuộc đại sắp xếp mới, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng cán bộ, công chức dôi dư gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Vậy, các địa phương phải làm gì để giải bài toán dôi dư “lớp trước, chồng lớp sau”, để bộ máy sau khi sáp nhập thực sự tinh, gọn, hiệu quả? Nhóm phóng viên Lê Hằng, Lê Tuyết, Thu Thảo, Vân Hồng, Lại Hoa thực hiện loạt bài: TINH CÁN BỘ, GỌN BỘ MÁY. Bài 1 có nhan đề: AI ĐI, AI Ở: VẪN LÀ CHUYỆN ĐAU ĐẦU.
Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8 tới, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của Chính phủ. Tuy nhiên, các thành viên Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân đạt được và một số tồn tại, hạn chế trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, đặc biệt là đấu tranh với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng. Từ đó đánh giá toàn diện, khách quan về nguyên nhân cũng như đề xuất giải pháp, kế hoạch phòng ngừa tội phạm một cách đồng bộ, quyết liệt.
Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.
Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc ổn định và phát triển nhanh chóng đang là ưu tiên hàng đầu của giới trẻ. Đặc biệt, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, du lịch và ẩm thực đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mức lương cạnh tranh. Đồng thời, những lĩnh vực mới nổi như truyền thông đa phương tiện và thương mại điện tử cũng đang mở ra nhiều cơ hội việc làm với cam kết trả mức lương cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Khách mời: Ông Nguyễn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội.
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch, tỉnh Đồng Tháp sẽ thực hiện Mô hình “Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa huyện Tháp Mười”, thời gian thực hiện từ tháng 9/2024 đến tháng 12/2025.
Trong những ngày cơn bão số 3 đổ bộ vào nước ta, lực lượng vũ trang các địa phương đã triển khai lực lượng, phương tiện giúp chính quyền và nhân dân các địa phương chống bão. Bão đi qua, lũ lụt sạt lở đất lại xảy đến, rồi sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 tiếp tục căng mình hỗ trợ các địa phương giúp dân bảo vệ tính mạng và tài sản. Càng trong khó khăn, tình cảm quân dân, trách nhiệm với nhân dân của các cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam càng được phát huy với tinh thần: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”. Mời quý vị và các bạn nghe bài viết: “Trong thiên tai, bền chặt tình quân dân” của phóng viên Nguyên Nhung.
Trong hai ngày 07-08/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Phết Phôm-phi-phác, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác Lào - Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác tới kiểm tra, xem xét và lắng nghe những khó khăn cho một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Nam Lào. Cuộc gặp mặt lần này nhằm tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó, thủy chung giữa 2 nước, thể hiện trên các lĩnh vực hợp tác ngày càng hiệu quả, thực chất. Đi cùng Đoàn công tác còn có lãnh đạo một số địa phương của Việt Nam: thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam; tỉnh Thừa Thiên Huế; tỉnh Quảng Trị; đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào...PV Xuân Lan thông tin:
- Khai thác hạ tầng cảng biển, phát triển kinh tế trong bối cảnh mới- Hội chợ Du lịch quôc tế tại TP HCM, cụ thể hóa các cam kết giảm phát thải bằng 0 của Việt Nam- Phỏng vấn ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững Công ty cổ phần nhựa tái chế Duy Tân, thành viên Hiệp hội Tái chế Chất thải Việt Nam về các giải pháp phát triển xanh, bảo vệ môi trường.
Dữ liệu chính thức cho thấy, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng hai tháng liên tiếp, trong khi dự trữ vàng đã không thay đổi trong tháng thứ tư.
- ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh trong khu vực - Lo ngại văn hoá “du mục trên biển” dần biến mất tại Indonesia - Thái Lan ngăn chặn cá rô cằm đen xâm lấn gây hại hệ sinh thái biển
Đang phát
Live