
VOV1 - Quản lý rừng bền vững góp phần phát triển nền kinh tế xanh, giảm phát thải; từng bước hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó quy định rõ về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đang nhận về nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành. Dự thảo Luật Nhà giáo có 3 điều quy định về chứng chỉ hành nghề đối với giáo viên. Điều đó có nghĩa, nếu quy định này được thông qua, lần đầu tiên yêu cầu bắt buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề được luật hóa. Xét về mặt lý thuyết, mục đích của việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận nghề nghiệp đối với nhà giáo là nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức để giảng dạy và đó cũng là cách để bảo vệ lợi ích của người học. Tuy nhiên, nếu triển khai không cẩn thận có thể cản trở cho hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, thêm gánh nặng cho giáo viên nếu như phát sinh thêm “giấy phép con”, phát sinh thêm thủ tục không cần thiết?... PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này
Thông tin đang gây xôn xao dư luận trong thời điểm các thí sinh đang chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH 2024, đó là dù chưa được phép nhưng Công ty TNHH Giáo dục IDP đã tổ chức 555 đợt thi tại hơn 30 tỉnh, thành Việt Nam, cấp tổng cộng hơn 56.200 chứng chỉ IELTS. Lệ phí thi thời điểm đó là 4,6 triệu đồng một lượt. Theo quy định, những chứng chỉ này sẽ không có giá trị khi xét tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển đại học. Vì vậy, thông tin hơn 56.200 chứng chỉ IELTS được cấp vào năm 2022 sai quy định đang dấy lên nghi ngại về chất lượng của các loại chứng chỉ ngoại ngữ, cũng như “lỗ hổng” trong việc quản lý thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam. PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa kết luận, hơn 56.000 chứng chỉ IELTS được Công ty TNHH IDP Việt Nam cấp sai quy định khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng, nhất là mùa tuyển sinh năm học 2024-2025 đang đến gần. Sự việc đang dấy lên nghi ngại về chất lượng của các loại chứng chỉ ngoại ngữ, cũng như “lỗ hổng” trong việc quản lý thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam.
Thách thức trong thực thi các quy định về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - EPR.- Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm?
Bộ GDĐT vừa có công văn yêu cầu một số tỉnh, thành phố dừng việc tuyển thẳng vào lớp 10 bằng chứng chỉ IELTS. Công văn này nhận được nhiều đồng thuận từ giáo viên, phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, cũng gây tranh cãi khi một số tỉnh thành đã ban hành thông báo về tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT.
Chính phủ yêu cầu rà soát, bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, hoàn thành trong Quý 2 năm nay.- Theo Cục Du lịch Quốc gia, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành du lịch cả nước ước đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2023.- Trước nguy cơ hạn hán trong những tháng cao điểm mùa khô, tỉnh Cao Bằng chủ động các biện pháp ứng phó, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt. - NATO chứng kiến chi tiêu quốc phòng kỷ lục khi 18 thành viên dự kiến đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng của liên minh là 2% GDP trong năm nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024. Điểm đáng chú ý là mở rộng chứng chỉ thuộc diện miễn bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thông tin này đang nhận được nhiều tranh luận trái chiều.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024. Theo đó, từ ngày 20/04, các trường THPT công lập tự chủ tài chính, trường THPT tư thục sẽ bắt đầu tuyển sinh. Hiện các trường tư thục cũng đã công bố phương án tuyển sinh, trong đó nhiều trường ưu tiên xét tuyển với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Vài năm gần đây, một trong những phương thức tuyển sinh được các trường đại học áp dụng là xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Tại Việt Nam hiện cũng có chứng chỉ tiếng Anh- Vi sờ tép (VSTEP) do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép tổ chức. Tuy nhiên, hiện chỉ có 1 số trường đại học dự kiến chấp nhận sử dụng chứng chỉ này để xét tuyển trong năm 2023. Dù có lợi thế lệ phí thi rẻ chỉ bằng 1/3 trong khi cấu trúc đề thi lại có nhiều điểm tương đồng với IELTS, TOEFL nhưng VSTEP vẫn chưa được nhiều học sinh biết đến.
Đang phát
Live